Đưa dòng điện vào thuốc trừ sâu giúp chất lỏng bám vào cây

author 06:34 06/09/2016

(VietQ.vn) - Nhằm giảm chi phí, giảm ô nhiễm nước ngầm, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa tìm ra cách có thể cải thiện lượng thuốc trừ sâu bám vào cây.

Thuốc trừ sâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Theo Hội nông dân Việt Nam, từ lâu, nhân dân ta đã sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất nông nghiệp nhằm diệt trừ sâu bệnh gây hại cây trồng để bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất BVTV trong nông nghiệp đang ngày trở nên nghiêm trọng.

Theo một con số được đưa ra bởi các chuyên gia, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí. Bởi người nông dân không hề tuân thủ theo các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV.

Việc người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sau đó vứt rác thải bừa bãi đang là thực trạng báo động. Rất nhiều vỏ thuốc bảo vệ thực vật tồn dư lâu năm, được vùi xuống lòng đất, không phân hủy được, ngấm vào mạch nước ngầm. Khiến cho môi trường đất và nước, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm kéo dài từ nhiều năm nay trong các bếp ăn tập thể, trường học.

Nhận thấy được tình hình trên, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa tìm ra cách có thể cải thiện lượng thuốc trừ sâu bám vào cây, giúp tăng hiệu quả công việc và giảm được ô nhiễm môi trường, tin tức trên Một Thế giới.

Nội dung đăng tải trên MIT News nói rằng, một trong những vấn đề lớn nhất chính là sự lãng phí trong quá trình phun thuốc trừ sâu lên cây hiện nay. Vì lá cây có thể đẩy lùi nước bám lên nó, do đó có một lượng không nhỏ thuốc trừ sâu bị đẩy ra khỏi những chiếc lá, khiến cho khả năng diệt sâu bám vào lá cây bị giảm đi nhiều. Trong thực tế, MIT cho rằng chỉ có 2% lượng thuốc trừ sâu được bám tại chỗ.

Vì vậy, nhằm thay đổi nhược điểm nói trên, các nhà nghiên cứu tại MIT đã nghĩ ra một cách giúp tăng lượng chất lỏng được giữ lại trên những chiếc lá.

Điều này liên quan đến việc phân chia chất phun thành hai phần, và bổ sung cho mỗi phần một loại polymer khác nhau. Trong đó, một polymer đảm nhận phun điện tích dương, còn một polymer mang đến điện tích âm cho nửa còn lại. Khi chúng gặp nhau trên bề mặt của chiếc lá sẽ được hút lại với nhau để thuốc sâu bám trên lá cây chặt hơn.

Các nhà nghiên cứu của MIT nói rằng, phương pháp nói trên có thể giúp giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu lên đến 90%, giúp giảm chi phí sử dụng thuốc trừ sâu, giảm ô nhiễm nước ngầm và giúp nông dân ít tiếp xúc với thuốc trừ sâu hơn.

Hơn nữa, MIT nói rằng các polymer được chiết xuất từ các nguyên liệu chi phí thấp, có thể được sản xuất tại địa phương.

Với thành tự nghiên cứu mới, nông dân sẽ không phải đầu tư quá nhiều chi phí, trong khi họ cũng không phải thay đổi quy trình làm việc.

Nhóm nghiên cứu tại MIT nói rằng họ sẽ tiến hành kiểm tra các trang trại nhỏ ở Ấn Độ trong năm tới để xem hiệu quả bên ngoài phòng thí nghiệm sẽ ra sao. Nếu thành công, MIT hy vọng kỹ thuật này cũng được sử dụng để ngăn chặn các thiệt hại sương giá tới những cây trồng có múi ở Florida, Mỹ.

Công nghệ chấm lượng tử có thể chữa được ung thư?(VietQ.vn) - Bạn có tin rằng: Một tinh thể với kích thước như 1 dấu chấm có thể giúp loài người chữa căn bệnh ung thư?

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang