Vẫn còn tình trạng sử dụng chất tạo nạc salbutamo trong chăn nuôi

authorDương Phương Ngọc 06:06 30/08/2016

(VietQ.vn) - Khi kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, cơ quan chức năng Hưng Yên đã phát hiện 2 trường hợp dương tính với chất tạo nạc Salbutamol.

Sự kiện: Hóa chất trong thực phẩm

Ngày 29/08, Nhóm Chống thực phẩm bẩn – Xanh & Sạch tiếp tục công bố danh sách các đơn vị, tổ chức kinh doanh vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ 21 với 35 điểm vi phạm.

Vừa qua, các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hưng Yên tổ chức kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và phát hiện 3 trường hợp vi phạm trong đó có 2 trường hợp dương tính với chất tạo nạc Salbutamol.

Tiền đầu tư cho an toàn thực phẩm... 'cài số lùi'(VietQ.vn) - Cục An toàn thực phẩm cho biết: Việt Nam đầu tư cho an toàn thực phẩm quá thấp, từ năm 2012-2015 chỉ còn là 1.500 đồng/người/năm.

Cụ thể, khi kiểm tra hộ nuôi lợn ở Phù Cừ (Hưng Yên), cơ quan chức năng đã phát hiện hộ này sử dụng chất tạo nạc salbutamo. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu tại 19 hộ chăn nuôi, 7 chợ, 6 lò mổ, 7 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ với tổng số 153 mẫu. Trong đó thức ăn chăn nuôi 66 mẫu, 45 mẫu thịt, 42 mẫu nước tiểu.

Kết quả test nhanh 42 mẫu nước tiểu (42 chỉ tiêu salbutamol, 7 chỉ tiêu clenbuterol) cho thấy 4 mẫu nước tiểu tại hộ chăn nuôi này dương tính với chỉ tiêu salbutamol. Đoàn đã tiến hành niêm phong các mẫu này và gửi đi phân tích định lượng salbutamol, đồng thời, phạt vi phạm hành chính hộ nuôi lợn ở Phù Cừ 40 triệu đồng.

 Vẫn còn tình trạng sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trong chăn nuôi.

Trao đổi với báo chí, GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội từng cho biết: Các chất tạo nạc cho lợn thường có nguồn gốc từ nhóm B-agonist là Salbutamol, Chlebutarol. Đây là nhóm chất độc hại mà Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay.

“Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1 - 2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết. Do đó, nếu ăn phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư các chất đó”, PGS Thịnh cho hay.

Sau một thời gian tích lũy trong cơ thể, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp ngộ độc nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trước đó, hàng loạt các cơ sở vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã bị các cơ quan nhà nước xử lý triệt để, các cơ quan truyền thông báo chí cũng phản ánh, lên án kịch liệt với hành động này.

Đây chỉ là 1 trong số hàng loạt các trường hợp tái vi phạm nằm trong bảng cập nhật danh sách "đen" lần thứ 21 của Chiến dịch Chống thực phẩm bẩn.

Qua đây, chúng ta nhận thấy rằng muốn ngăn chặn thực phẩm bẩn thì không nên chỉ dừng ở việc xử lý vi phạm mà cần có biện pháp đánh vào ý thức của những người sản xuất - kinh doanh thực phẩm.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang