Vì sao các nhà khoa học không đồng tình việc nạo vét Hồ Gươm?

author 10:28 29/11/2017

(VietQ.vn) - Hà Nội đã quyết định sẽ tiến hành nạo vét hồ Gươm từ ngày 1/12 tới đây. Công việc dự kiến kéo dài trong 2 tháng và sẽ tiêu tốn 29 tỷ đồng nhưng rất ít nhà khoa học đồng tình việc này.

Theo thông tin trên báo Thanh niên, Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết, trên cơ sở khảo sát cao độ mực nước, bùn hiện trạng hồ Gươm, sẽ thực hiện nạo vét bùn với khối lượng dự kiến khoảng 57.400 m3. Theo đó, giữ nguyên mực nước không bơm cạn hồ, nạo vét toàn bộ lòng hồ đến cao độ 5,6 m, đảm bảo không bị sạt lở kè xung quanh hồ, kè Tháp Rùa, kè đền Ngọc Sơn. 

Biện pháp thi công nạo vét sử dụng dây chuyền C2 cải tiến, thu gom rác, phế thải quanh bờ bằng thủ công cho lên thuyền, xúc lên phương tiện trung chuyển và vận chuyển về bãi đổ Yên Sở.

Theo kế hoạch, việc thi công sẽ thực hiện vào các đêm trong tuần. Việc nạo vét sẽ được tiến hành từ đầu tháng 12/2017 đến ngày 7/2/2018, hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2018.

Báo Dân trí đưa tin, sáng 24/11, Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội phối hợp cùng Tiểu đoàn 554 (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) rà phá và xử lý bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trong khu vực hồ.

Công ty sẽ chia hồ thành 3 vùng thi công trước khi nạo vét, ngăn lưới để đảm bảo, cách ly động vật thủy sinh tại hồ.

 Các chiế sĩ tiến hành dò bom mìn dưới lòng hồ trước khi nạo vét. Ảnh: Dân trí

 Các chiến sĩ tiến hành dò bom mìn dưới lòng hồ trước khi nạo vét. Ảnh: Dân trí

Trong khi các chiến sĩ công binh rà phá bom mìn, các công nhân Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản - Viện Nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản 1 đã thực hiện ngăn lưới, cách ly động vật thủy sinh tại hồ.

Để đảm bảo mỹ quan đô thị, đơn vị thi công sẽ tiến hành nạo vét từ 23h đến 5h sáng hôm sau trong ngày thứ Hai đến thứ Năm, từ 24h đến 5h sáng hôm sau trong ngày Thứ 6 đến Chủ Nhật.

Tuy nhiên, theo thông tin trên báo VnMedia cho biết, các nhà khoa học lại không ủng hộ việc này. Danh sách các nhà khoa học đồng ý với phương án cải tạo hồ Hoàn Kiếm mà Công ty Thoát nước Hà Nội đưa ra, chỉ có tên của nhà sử học Lê Văn Lan, PGS. TS Hồ Thanh Hải và ông Trần Đình Long, Tổng thư ký Hội Xây dựng TP Hà Nội.

 Việc nạo vét hồ Gươm sẽ được hoàn thành trước Tết Nguyên đán. Ảnh: Thanh niên

 Việc nạo vét hồ Gươm sẽ được hoàn thành trước Tết Nguyên đán. Ảnh: Thanh niên

Chính vì vây, câu hỏi được đặt ra là lý do tại sao trong danh sách không có tên của những nhà khoa học đã từng tham gia các hội thảo làm sạch hồ như: GS Mai Đình Yên (nguyên Chủ nhiệm khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, còn được gọi là nhà Ngư học), GS-TS Hà Đình Đức (còn được gọi là nhà Rùa học), PGS - TS Trần Đức Hạ (Viện trưởng Viện Cấp thoát nước và môi trường), GS Trịnh Thị Thanh và bà Nguyễn Ngọc Lý (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng)…?

Trả lời câu hỏi trên, ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết, những nhà khoa học như GS Mai Đình Yên (nguyên Chủ nhiệm khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, còn được gọi là nhà Ngư học), GS-TS Hà Đình Đức (còn được gọi là nhà Rùa học), PGS - TS Trần Đức Hạ (Viện trưởng Viện Cấp thoát nước và môi trường), GS Trịnh Thị Thanh và bà Nguyễn Ngọc Lý có tên trong danh sách những nhà khoa học tham gia đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Với câu hỏi nhiều nhà khoa học đã đề nghị cần thận trọng khi cải tạo hồ Hoàn Kiếm bằng cách chia nhỏ các đợt nạo vét chứ không phải là cấp tập trong vòng 2 tháng như kế hoạch, ông Hùng trả lời ngắn gọn rằng, vì nước hồ quá bẩn nên việc cải tạo trong thời gian ngắn mang lại lợi ích cho người dân.

Một điểm đáng chú ý khác, đó là trong các cuộc tham khảo ý kiến trước đó thì nhiều nhà khoa học đã e ngại việc bổ cập nước hồ bằng nước giếng khoan sẽ làm thay đổi hệ sinh thái của hồ vì nước hồ Hoàn Kiếm trong hàng trăm năm qua đều là nước tự nhiên (nước mưa).

Cụ thể, theo bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng, hồ Hoàn Kiếm là hồ tự nhiên, hồ tù, vì vậy, lượng nước mưa sẽ đảm bảo bù đủ cho nước hồ mà không cần bơm nước bên ngoài vào. “Không thể lấy nước ngầm ở bên cạnh bơm vào hồ và cũng không cần nghĩ đến chuyện tiếp nước vào hồ vì chuyện này không hề ổn” - bà Lý chia sẻ quan điểm.

“Nên cân đối để hồ trở lại thiên nhiên và điều này tự nó làm được” - bà Lý nói.

Phố đi bộ Hồ Gươm hoạt động suốt 3 ngày nghỉ lễ 2/9, du khách có thể đi chơi cả tối thứ 2(VietQ.vn) - Trong dịp nghỉ lễ 2/9, phố đi bộ Hồ Gươm sẽ hoạt động hết công suất để du khách có thể vui chơi đến tối thứ 2 tại đây với nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn.

Tuy nhiên, trao đổi về ý kiến này, ông Hùng cho biết, trong quá trình cải tạo, nước hồ sẽ bị bay hơi nên phải bổ cập thêm, nhưng việc bổ cập sẽ được làm từ từ. “Công ty thoát nước Hà Nội đã làm việc với Công ty Arktic Việt Nam về công nghệ và phương án thực hiện xử lý nước giếng khoan bằng công nghệ lọc của Đức, với công suất 10.000m3/tháng.

“Chúng tôi hứa là sẽ cố gắng hết sức để sau khi cải tạo vẫn giữ được màu xanh lục đặc trưng của hồ Hoàn Kiếm” - ông Hùng khẳng định khi trước đó, nhiều  nhà khoa học tỏ ý lo ngại về việc cải tạo hồ sẽ làm mất đi hệ sinh thái, trong đó đặc biệt là màu xanh lục của nước hồ.

“Cần xác định ADN một số tảo lục đặc hữu nếu có xác định được và tiến hành lưu trữ nguồn gen. Sau khi cải tạo sẽ thiết lập môi trường thuỷ hoá phù hợp với các loài tảo này phát triển, trả lại màu xanh vốn có của nước hồ Hoàn Kiếm” - ông Hùng thông tin.

Ánh Ngân (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang