Tên lửa khủng của Trung Quốc trở thành 'khắc tinh' tàu sân bay Mỹ

author 14:06 20/03/2015

(VietQ.vn) - Vũ khí quân sự “sát thủ tàu sân bay” DF -21D là một hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, theo nhận định, hệ thống tên lửa đạn đạo này sẽ trở thành mối đe dọa với tàu sân bay Mỹ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Vũ khí quân sự  “sát thủ tàu sân bay” DF -21D là một hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, tuy chưa thực sự công bố, các thông tin về DF-21D hầu hết đều là những nhận định mang tính tương đối của các chuyên gia quân sự thế giới hay báo cao tình báo Mỹ, nhưng nếu tất cả thông số đó thành sự thật, loạt tàu sân bay Mỹ sẽ phải đối mặt với sự đe dọa rất lớn.

Vũ khí quân sự tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D là mối đe dọa với loạt tàu sân bay Mỹ

Vũ khí quân sự tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D là mối đe dọa với loạt tàu sân bay Mỹ

Trung Quốc đã nghiên cứu và phát triển DF-21D trên 10 năm. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tầm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối. Về lý thuyết, tên lửa DF-21D có tốc độ di chuyển cực nhanh, khoảng Mach 10 -15, như vậy thời gian dành cho đối phương để đánh chặn là rất ít.

DF-21D (NATO định danh là CSS-5 Mod-4) là biến thể của tên lửa đạn đạo đất đối đất DF-21 phát triển cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn (ví dụ như tàu sân bay) của Hải quân Mỹ. Với trọng lượng 15 tấn và chiều cao 35 feet (hơn 10 m), tên lửa DF-21D (hay còn được gọi là DongFeng- gió phương Đông) được đồn đại là có thể đạt vận tốc Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và tầm bắn 1200 dặm.

Tên lửa đạn đạo đất đối đất DF-21 là vũ khí quân sự được phát triển cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn

Tên lửa đạn đạo đất đối đất DF-21 là vũ khí quân sự được phát triển cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn

Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tên lửa này sẽ đặt ra một mối đe dọa lớn đối với tàu sân bay Mỹ ngoài khơi bờ biển Đài Loan. Sát thủ diệt tàu sân bay DF-21D chiếm ưu thế vượt trội hơn cả so với các vũ khí chống tàu sân bay khác mà Trung Quốc đang sở hữu.

Khi được phóng từ các căn cứ trên mặt đất, DF-21D có thể tấn công những nhóm tàu sân bay ở khoảng cách lớn hơn rất nhiều so với mọi thế hệ tên lửa hành trình hiện nay. Trong khi, hệ thống phòng không Mỹ vốn được thiết kế để ngăn chặn các cuộc tấn công từ tên lửa hành trình của Liên Xô cũ thì việc phòng thủ trước một cuộc tấn công từ hệ thống tên lửa đạn đạo lại hoàn toàn là chuyện khác. 

Tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D là vũ khí quân sự 'khắc tinh' của tàu sân bay

Tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D là vũ khí quân sự 'khắc tinh' với tàu sân bay

Theo nguồn tin nước ngoài, Hải quân Mỹ hiện vô cùng lo ngại về hệ thống tên lửa chống tàu sân bay DF-21D của Trung Quốc. Đây cũng chính là lý do khiến Mỹ đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển công nghệ tên lửa chống tên lửa đạn đạo trên các tàu thuyền (ABM). Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn đang đưa ra những phương án đối phó khác nhau bao gồm tấn công trực tiếp vào bãi phóng DF-21 ngay khi cuộc chiến bắt đầu bằng các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN) hoặc sử dụng chiến tranh điện tử để gây rối khả năng định vị của DF-21. 

Kịch bản tiến công của vũ khí quân sự tên lửa DF-21D

Kịch bản tiến công của vũ khí quân sự tên lửa DF-21D

Bên cạnh đó, như một biện pháp đối phó khác với vũ khí quân sự “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã trả cho tập đoàn Raytheon hàng triệu USD để phát triển tên lửa đánh chặn RIM-162 Evolved SeaSparrow.

Anh Toàn (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang