An Giang: Thu giữ gần 3 tấn vải nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ

author 05:40 08/04/2023

(VietQ.vn) - Lực lượng quản lý thị trường tỉnh An Giang vừa kiểm tra, phát hiện gần 3 tấn vải nhập lậu và không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang, ngày 30/3/2023, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang) tổ chức 2 đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra đột xuất 2 hộ kinh doanh cửa hàng vải tại thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Cụ thể, Đoàn thứ nhất, kiểm tra hộ kinh doanh cửa hàng vải T.Đ, do bà N.T.H là chủ hộ kinh doanh (địa chỉ tại ấp Tân Thạnh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang), phát hiện hàng hóa gồm: Vải các loại, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp; không có căn cứ xác định được nguồn gốc xuất xứ, số lượng 1.259; trị giá hàng hóa vi phạm là 37,7 triệu đồng.

 Lực lượng quản lý thị trường tỉnh An Giang kiểm tra hàng hóa vi phạm 

Cũng tại ấp Tân Thạnh, Đoàn thứ hai kiểm tra hộ kinh doanh cửa hàng vải U.T, phát hiện hàng hóa là vải cuộn các loại, xuất xứ Trung Quốc, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Đoàn kiểm tra xác định số lượng 1.160 kg vải cuộn nêu trên là hàng hóa nhập lậu, trị giá hàng hoá 23,2 triệu đồng.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh An Giang đã lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ và biên bản niêm phong hàng hóa để xử lý theo quy định.

Liên quan tới hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, theo quy định của pháp luật tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:

Theo đó tại Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa.

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Đối với sản phẩm vải màu, Bộ Công thương đã xây dựng và ban hành bộ QCVN 01: 2017/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may. Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam.

Về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt: 

Hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không được vượt quá các giá trị quy định nêu tại bảng sau: 

TT

Nhóm sản phẩm dệt may

Mức giới hạn tối đa (mg/kg)

1

Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi

30

2

Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da

75

3

Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da

300

Mức giới hạn về hàm lượng các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo: Hàm lượng mỗi amin thơm không được vượt quá 30 mg/kg.

Bảo Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang