Ánh sáng tia cực tím - ‘chìa khóa’ tái chế tã lót dùng một lần
Cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực đón làn sóng đầu tư từ doanh nghiệp công nghệ lớn
Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn nhất cho ngành công nghiệp bán dẫn
Một bang tại Úc chi 10 triệu USD lắp trạm sạc tại các chung cư, trả lại công bằng cho chủ xe điện
Hầu hết lớp lót tã dùng một lần đều được làm từ một loại polymer gọi là natri polyacrylate, chất này chuyển từ trạng thái khô sang hydrogel khi hấp thụ chất lỏng.
Những nỗ lực tái chế vật liệu trước đây bao gồm việc ngâm nó trong axit mạnh được đun nóng đến nhiệt độ 80 độ C (176 FF) khoảng 16 giờ. Quá trình này phá vỡ các chuỗi polymer liên kết chéo tạo thành gel, giải phóng chúng để tái chế. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi quá nhiều thời gian và năng lượng nên nó hiếm khi được sử dụng.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, hơn 300.000 tã lót dùng một lần bị đốt, đổ vào bãi chôn lấp hoặc thải ra môi trường mỗi phút một lần trên toàn thế giới.
Để tìm kiếm giải pháp thay thế hiệu quả hơn, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Karlsruhe của Đức đã làm ướt lớp lót tã natri polyacrylate bằng nước, sau đó cho chúng tiếp xúc với tia cực tím từ đèn 1.000 watt ở nhiệt độ phòng. Chỉ sau năm phút, gel polymer hòa tan thành chất lỏng chảy vào bể chứa.
Bằng cách sử dụng các quy trình hiện có, các nhà khoa học sau đó đã chuyển đổi natri polyacrylate hóa lỏng thành chất kết dính và chất làm đặc cho thuốc nhuộm. Giáo sư Pavel Levkin của Viện Công nghệ Karlsruhe giải thích: “Các chuỗi liên kết polyme bị phá vỡ bởi ánh sáng. Sau đó, chúng lỏng lẻo đến mức bơi trong nước và biến thành sợi lỏng… Phương pháp này với tia UV nhanh hơn khoảng 200 lần so với axit".
Và trong khi các lớp lót tã sạch được sử dụng trong thí nghiệm, các nhà khoa học tin rằng quy trình này sẽ hoạt động tốt như nhau trên các lớp lót đã qua sử dụng.
Giáo sư Levkin cho biết: “Chúng tôi đã tìm ra chiến lược đầy hứa hẹn để tái chế các chất siêu hấp thụ. Điều này sẽ làm giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường và góp phần sử dụng polyme bền vững hơn”.
Hà My