Chiến thắng ung thư nhờ sự lạc quan và khát vọng sống

author 14:07 07/11/2014

Nhấc điện thoại gọi cho ông Đào Văn Bảo (SN 1957, trú thôn Đào Xá, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội), tôi không nghĩ đó là giọng của một người đàn ông đã mắc bệnh ung thư hơn 30 năm: “Đây, tôi Bảo đây. Tôi vẫn sống khỏe mạnh đây, vẫn một bữa 2 - 3 bát cơm, vẫn gánh lúa, đóng gạch bình thường và vẫn là lao động chính trong nhà”.

Ông Bảo hạnh phúc bên vợ.

Nhấc điện thoại gọi cho ông Đào Văn Bảo (SN 1957, trú thôn Đào Xá, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội), tôi không nghĩ đó là giọng của một người đàn ông đã mắc bệnh ung thư hơn 30 năm: “Đây, tôi Bảo đây. Tôi vẫn sống khỏe mạnh đây, vẫn một bữa 2 - 3 bát cơm, vẫn gánh lúa, đóng gạch bình thường và vẫn là lao động chính trong nhà”.

Chất giọng vui vẻ, hóm hỉnh, đầy sinh lực đó đã thôi thúc chúng tôi tìm về để chúc mừng và cũng là để hỏi thăm bí quyết chiến thắng ung thư của ông.

Khát khao làm bố mà quên đi cái chết

Người dân làng Đào Xá gọi ông là ông Bảo “ung thư”. Tuy nhiên đó là biệt danh của ông cách đây gần 30 năm, còn bây giờ họ đã quên ông là người mắc bệnh ung thư và không còn gắn ông với cái từ “ung thư” nữa.

Chúng tôi gặp ông Bảo khi cả gia đình đang chuẩn bị bữa tối. Nhìn gia đình cùng nhau trò chuyện vui vẻ không ai nghĩ ông Bảo mang kết luận ung thư vòm vọng tới nay đã gần 30 năm. Ngược lại quá khứ, nói đến những ngày đầu biết mình bị ung thư, ông Bảo kể, ông lấy vợ là bà Nguyễn Thị Phúc năm 1984. Sau ngày cưới không bao lâu, ông thấy sức khỏe mình giảm sút rõ rệt, trông già đi tới hơn 10 tuổi. Thấy ông Bảo kêu đau đầu, chóng mặt, lại mọc một số mụn nhỏ dưới cổ, bà Phúc giục chồng đi khám bệnh.

“Bà ấy giục tôi đi khám bệnh, nhưng tôi giấu bà ấy đi một mình. Tới bệnh viện huyện, tôi được các bác sĩ thông báo tin buồn rằng tôi bị ung thư vòm họng đã chuyển sang giai đoạn di căn. Nghe hai từ “ung thư” mà tôi choáng váng vì tôi nghĩ ung thư thì sớm muộn gì rồi cũng chết. Trong đầu tôi bấy giờ lại nghĩ tới người vợ trẻ ở quê, chúng tôi còn chưa có con, tôi sợ tôi sẽ sớm ra đi. Trăn trở vài ngày, tôi quyết định nói thật với vợ. Tôi nói với bà ấy rằng tôi bị ung thư, nếu muốn sống thì phải xạ trị bằng hóa chất. Việc này rất tốn kém mà lại không thể có con được. Tôi khuyên bà ấy nên đi bước nữa với người khác”, ông Bảo kể.

Nghe chồng nói đến đây, bà Phúc ngồi cạnh cũng thêm vào câu chuyện. Bà Phúc nói: “Nghe ông ấy nói mình bị ung thư, tôi thấy trời đất như quay cuồng, sụp đổ. Tôi ôm choàng lấy ông ấy mà khóc nhưng đời nào tôi chịu nghe ông ấy là đi lấy người khác. Bao nhiêu năm yêu nhau, đói khổ có nhau, đã nên nghĩa vợ chồng thì sao có thể làm như vậy đươc. Tôi động viên ông ấy điều trị, tôi sẽ ở bên cạnh ông ấy dù có chuyện gì xảy ra”.

Nghe vợ động viên, ông Bảo ấm lòng và bước vào cuộc điều trị. Đợt điều trị đầu tiên, ông Bảo đi chiếu tia xạ 4 tháng trời. Các bác sĩ khuyên ông nên truyền hóa chất để kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu về căn bệnh, ông Bảo biết được rằng, nếu điều trị hóa chất và xạ trị thì khả năng có con là rất thấp. Qua nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, ông đi đến quyết định mạo hiểm. “Tôi nghĩ sớm muộn gì mình cũng chết vì ung thư, chi bằng tôi chấp nhận sống ít đi để sinh một đứa con cho vợ và cho ông bà bồng bế, rồi ra đi tôi cũng sẽ thanh thản hơn. Vậy là tôi quyết định từ chối xạ trị ung thư cũng như truyền hóa chất vào cơ thể”, ông Bảo nhớ lại.

Ông Bảo trở về quê mặc cho vợ ông hết lời khuyên can nhưng tính ông đã quyết là thực hiện bằng được. Hiểu tính chồng, bà Phúc cũng đành chịu. Hai vợ chồng ông Bảo lại tiếp tục lao động, lo miếng cơm manh áo. Cuộc sống cứ thế trôi đi, ông Bảo hùng hục lao động và quên rằng mình đang có căn bệnh ung thư ác tính trong người, ông không lần nào quay lại bệnh viện điều trị nữa.

30 năm trước, ông Bảo kết luận bị ung thư.


Sống như thể không có ngày mai

Có lẽ cuộc sống của gia đình ông Bảo vẫn cứ diễn ra bình thường nếu không có ngày ông nhận được bức thư từ Bệnh viện K gửi về với nội dung hỏi thăm sức khỏe, khuyên ông nên quay lại bệnh viện kiểm tra sức khỏe và tiếp tục quá trình điều trị dang dở.

 sống cũng không được bao nhiêu nên chấp nhận cái chết đang đến dần với mình. Tôi đã chuẩn bị tinh thần để xuống dưới đó gặp các cụ”, ông Đào kể.“Ngày nhận được bức thư đó, tôi mới nghĩ ra mình vẫn có căn bệnh ung thư quái ác trong người. Sở dĩ tôi không quay lại viện lần nào nữa vì tôi thấy trong người vẫn bình thường, sức khỏe không có biểu hiện giảm sút gì. Tôi nghĩ, quay lại viện thì kiểu gì tôi cũng phải nằm một chỗ điều trị mà khả năng kéo dài sự

Là người yêu lao động, không chấp nhận ngồi một chỗ chờ chết, ông Bảo vẫn tiếp tục làm việc. Ông nói, mỗi ngày được sống bên vợ là mỗi ngày hạnh phúc đối với ông và dường như ông trời còn thương nên cho ông được làm bố.

“Bỗng một ngày năm 1986, vợ tôi báo tin có thai. Tôi không dám tin vào tai mình nữa. Bà ấy phải nói đi nói lại mấy lần tôi mới hiểu đó là sự thật. Vậy là cuối năm đó, vợ tôi sinh đứa con đầu lòng và 3 năm tiếp theo, cậu con thứ 2 cũng ra đời. Lúc này, tôi thấy mình có thêm động lực để tiếp tục sống. Và cũng chính khi đó, tôi lại càng khao khát được sống hơn bao giờ hết. Tôi bắt đầu rèn luyện sức khỏe, chú ý hơn đến ăn uống, kiêng khem một số thứ có hại cho việc điều trị ung thư”, ông Bảo nhớ lại thời khắc ông đón nhận niềm vui lớn nhất trong cuộc đời.

Khi chúng tôi thắc mắc, sau đợt điều trị duy nhất tại bệnh viện, ông còn uống thêm thuốc gì hay bồi bổ gì không thì ông Bảo cho biết, trong thời gian 4 tháng điều trị tại bệnh viện, bác sĩ cho ông uống thêm B1, C, B6, còn khi về nhà ông không uống thêm thuốc gì. Nhà không có điều kiện nên ông cũng không có gì để bổi bổ. Ông chỉ mất sức năm đầu tiên sau khi ở viện về, còn từ những năm sau đó cho đến nay, sức khỏe ông rất bình thường.

Cho đến tận bây giờ, ông Bảo vẫn giữ thói quen tập thể dục. Mỗi ngày, ông đều dành một khoảng thời gian nhất định để luyện tập nâng cao sức khỏe và cũng là để hỗ trợ điều trị ung thư. Suốt bao nhiêu năm qua, ông không hề sử dụng đến rượu, bia cũng như một số thực phẩm có hại có cơ thể; đồng thời, ông luôn giữ cho mình tâm thế thoải mái nhất. Ông luôn vui vẻ, lạc quan và hài lòng với cuộc sống hiện tại.

“Có thể đó là nguyên nhân chính khiến tôi vượt qua căn bệnh ung thư suốt 30 năm qua”, ông Bảo chia sẻ. Người thân, hàng xóm thấy ông khỏe mạnh cũng mừng cho ông và càng quý mến ông hơn khi thấy tinh thần, nghị lực đã giúp ông vươn lên trên bệnh tật.

Nói về trường hợp của ông Đào Văn Bảo bị ung thư vòm họng nhưng vẫn sống khỏe mạnh suốt 30 năm nay, các bác sĩ tại Bệnh viện huyện Phú Xuyên - nơi ông Bảo bị phát hiện ung thư - cũng rất lấy làm ngạc nhiên. Các bác sĩ cho biết, người như ông Bảo là rất hiếm bởi trường hợp sống lâu nhất mà họ ghi nhận được cũng chỉ khoảng 15 năm. Theo họ, việc ông Bảo vừa điều trị bằng tia xạ, vừa kết hợp các biện pháp tập thể dục, kiêng rượu bia, giữ tinh thần thoải mái mà kéo dài được tuổi thọ cần phải được nghiên cứu thêm.

 

Theo Lao động

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang