Kinh doanh

Sản phẩm dịch vụ

Chuồn chuồn tre mộc mạc, khoe sắc

author 20:33 05/11/2013

(VietQ.vn) - Được biết đến với nhiều nghề truyền thống như nấu chè lam, làm quạt nan, mây tre đan… Nay xã Thạch Xá (Thạch Thất – Hà Tây) còn nổi tiếng với nghề làm chuồn chuồn tre, nhiều hộ gia đình ở đây làm giàu nhờ những chú chuồn chuồn tre mộc mạc và độc đáo này.

Xóm chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) là nơi sản xuất chính sản phẩm thủ công dễ thương này. Với sự khéo léo của những người thợ hàng trăm, hàng nghìn con chuồn chuồn tre muôn màu sắc được ra đời đem lại nguồn thu nhập tương đối lớn cho ngươi dân nơi đây.

Những con chuồn chuồn được làm bằng tre, sau khi được phủ một lớp sơn màu, vẽ hình ngộ nghĩnh, được bán ra thị trường trong các hàng lưu niệm, các khu vui chơi như một hình ảnh biểu trưng độc đáo của làng quê Việt Nam.

Nguyên liệu chính của Chuồn chuồn tre là nhưng cây tre rừng được người thợ cất công lấy từ các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình…Sau khi qua công đoạn xử lý phần bên ngoài, tre được phơi sấy để tránh ẩm mốc. Tiếp đó, tre được chẻ thành từng nan nhỏ, tuỳ theo kích cỡ của chuồn chuồn ra các phần thân, cánh.

Tùy theo sở thích của khách hàng và đơn đặt hàng mà thân chuồn chuồn có độ dài, kích thước khác nhau. Thông thường là 10 phân, loại to nhất khoảng 20 phân. Giá bán phụ thuộc vào từng loại tùy theo kích thước, loại nhỏ 10 phân giá khoảng 2.000đồng/con, loại lớn 20 phân có giá từ 3.500 - 4.000đồng/con.

Để làm được một con chuồn chuồn tre, người thợ phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận và tinh tế mới có thể có được sản phẩm đẹp.

Chuồn chuồn tre đã cải thiện được đời sống của người dân nơi đây với mức thu nhập trung bình 6 - 10 triệu đồng/ tháng.

Người vẽ họa tiết lên chuồn chuồn là người có hoa tay thì mới vẽ được các họa tiết vui nhộn, đáng yêu lên thân chuồn chuồn.

Một người mỗi ngày có thể làm được 20 - 30 con chuồn chuồn, với các công đoạn như gắn cánh, phun sơn.

Những con chuồn chuồn được làm bằng tre, sau khi được phủ một lớp sơn màu, vẽ hình ngộ nghĩnh, được bán ra thị trường trong các hàng lưu niệm, các khu vui chơi như một hình ảnh biểu trưng độc đáo của làng quê Việt Nam.

Anh Nguyễn Văn Tái là người làm nghề chuồn chuồn tre đầu tiên ở xóm chùa Tây Phương.

Anh Tái cho biết:

Hoàng Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang