Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững - xóa đói giảm nghèo, hướng tới hòa bình

author 06:17 17/01/2022

(VietQ.vn) - Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững được đưa ra vào năm 2015 nhằm xóa đói giảm nghèo và đưa thế giới hướng tới hòa bình, thịnh vượng và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người.

Với lịch sử lâu đời từ năm 1947, ISO và Liên hợp quốc thống nhất với nhau mục tiêu chung là biến chương trình này thành hiện thực. Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva (UNOG) Tatiana Valovaya đề cập đến sự hợp tác này và tích hợp tốt nhất các Tiêu chuẩn quốc tế vào quá trình đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc vào năm 2030.

Đạt được 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) là trọng tâm của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc đòi hỏi ý chí chính trị kiên định và hành động của các bên liên quan. Chúng ta phải chuyển đổi hệ thống tài chính, kinh tế và chính trị điều hành xã hội ngày nay để đảm bảo một tương lai bền vững cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, Hội nghị thượng đỉnh SDG được tổ chức vào tháng 9 năm 2020 và báo cáo kèm theo cho thấy sự thiếu sót của những nỗ lực được thực hiện cho đến nay trên quy mô toàn cầu. 

Tiến độ vẫn không đồng đều và không phải lúc nào thay đổi cũng diễn ra với tốc độ cần thiết. Nói cách khác, chúng ta không đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, điều này đặt ra câu hỏi về lời hứa mà Chương trình nghị sự 2030 mang lại cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Hơn 1,6 tỷ trẻ em không được đến trường và hàng chục triệu người phải chịu cảnh đói nghèo cùng cực. Hiện nay, COVID-19 gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và sức khỏe chưa từng có, đang đe dọa cuộc sống và sinh kế của nhiều người khiến cho việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững càng trở nên khó khăn hơn và cần có sự hợp tác quốc tế cấp bách hơn.

Khuyến khích quan hệ đối tác

Khi chúng ta đối mặt với COVID-19, những gián đoạn lớn trong thế giới đang thay đổi cách suy nghĩ, hành xử. Đối phó với những gián đoạn này đòi hỏi một chiến lược toàn cầu rõ ràng có thể dự đoán và thích ứng nhanh chóng với nhiều thay đổi. 

Theo bà Tatiana Valovaya: "đại dịch toàn cầu, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng kinh tế, xã hội và bất bình đẳng giới đều là những thách thức toàn cầu mà chúng ta nhất thiết phải tìm ra các giải pháp đa phương áp dụng trên phạm vi toàn cầu".

Quan niệm về chủ nghĩa đa phương đã làm tăng nhu cầu về các Tiêu chuẩn quốc tế. Vai trò của các tiêu chuẩn này trong sự chuyển đổi toàn cầu này là gì? Rất đơn giản, nó cung cấp công cụ sẵn sàng sử dụng để giúp quá trình chuyển đổi này thành công. Tập hợp những bên đóng vai trò quan trọng khác nhau dưới sự bảo trợ của ISO là một phần không thể thiếu của cách tiếp cận đa phương hoàn toàn đáp ứng mục tiêu của Chương trình nghị sự năm 2030.

Bản thân bà Valovaya là một người ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương. Theo bà, trong những thời điểm hỗn loạn và căng thẳng, các SDG của Liên hợp quốc đòi hỏi quan hệ hợp tác, vì tình hình phải giải quyết những thách thức toàn cầu phức tạp có tính đến nhiều khía cạnh khác nhau. Nhận xét về lời kêu gọi đẩy nhanh tiến độ, bà Tatiana Valovaya nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn. 

“Đại dịch đã cho chúng ta thấy rằng tất cả chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền và thực sự cần tìm ra các giải pháp toàn cầu”, bà cho biết.

Điều mà Tổng giám đốc UNOG đang tranh luận là một kiểu chủ nghĩa đa phương mới. Với sự hợp tác mạnh mẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ, ISO và LHQ đã tăng cường mối quan hệ trong những năm qua và gần đây nhất là với nhu cầu tối đa hóa kết quả của các SDG, hai tổ chức đang nỗ lực thúc đẩy tiến độ đạt các Mục tiêu Phát triển bền vững, bao gồm cả việc thúc đẩy đổi mới có thể mở rộng và các cơ hội cho quan hệ đối tác.

Các chiến lược chung

Đại dịch đã làm sáng tỏ giải pháp mang tầm quốc tế và tính phụ thuộc lẫn. Theo bà Valovaya, cô lập không phải là giải pháp, chúng ta bắt buộc phải tìm ra giải pháp toàn cầu bởi vì trong khi các giải pháp quốc gia có thể hoạt động tốt trong một thời gian, nhưng chúng sẽ không hiệu quả lâu dài. Điều mà đại dịch mang lại là cần phải có một chiến lược chung để quyết định những biện pháp thích hợp và phối hợp để làm cho chúng hiệu quả hơn. 

Bà Valovaya đưa ra một ví dụ, trong khi rửa tay hoặc khử trùng là một trong những cách hiệu quả nhất để làm chậm sự lây truyền vi rút, thì 4,2 tỷ người hoặc hơn một nửa dân số thế giới, vẫn không được tiếp cận với nước sạch. Vấn đề lớn này ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền cơ bản của con người về nước uống và vệ sinh cho hàng tỷ người. 

Đại dịch như một “lời cảnh tỉnh” hiệu quả cho nhân loại bằng cách thúc đẩy thực hành bền vững lâu dài. Vì không thể sản xuất nhiều hơn, nên giải pháp duy nhất là hiệu quả hơn với những gì đang có.

Nâng cao hiệu quả là một trong những nguyên lý của ISO. Câu hỏi về nước (và việc sử dụng hiệu quả nó) đã là một chủ đề chính, cho đến nay bao gồm hơn một nghìn tiêu chuẩn. 

Được công bố gần đây, ISO 46001, Hệ thống quản lý hiệu quả sử dụng nước - Yêu cầu và khuyến nghị sử dụng, nhằm mục đích giúp tổ chức thuộc mọi quy mô và loại hình sử dụng nước hiệu quả hơn, cung cấp phương pháp và công cụ để đánh giá, tính đến việc sử dụng nước cũng như cách xác định và thực hiện biện pháp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng này. Tất cả các tiêu chuẩn góp phần trực tiếp vào việc đạt được SDG 6, nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận với các dịch vụ cấp nước và vệ sinh được quản lý bền vững.

Chống biến đổi khí hậu

Như bà Valovaya giải thích, những thách thức toàn cầu ngày nay đòi hỏi sự tăng tốc của quá trình ra quyết định cũng như tìm kiếm sự đồng thuận giữa các xã hội. Một trong những nhiệm vụ chính của ISO là kết hợp hài hòa cách tiếp cận khác nhau thành một quan điểm thống nhất có thể giải quyết nhiều thách thức toàn cầu hiện nay. 

Lấy ví dụ về biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn là yếu tố trung tâm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu; thực sự có một loạt các tiêu chuẩn nhằm giúp các lĩnh vực hoạt động cụ thể giảm tác động của chúng đến khí hậu. ISO đã phát triển hơn chín trăm tiêu chuẩn môi trường góp phần trực tiếp vào việc đạt được SDG 13về hành động khí hậu. 

Nó cũng tiếp tục tham gia tích cực vào các hội nghị cấp cao của Hội nghị các bên (COP) trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, nơi các chuyên gia của nó nhấn mạnh tầm quan trọng của các tiêu chuẩn mở cửa thị trường toàn cầu đối với năng lượng sạch và công nghệ tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ các thực hành thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Các tiêu chuẩn môi trường cũng giúp chính phủ và tổ chức đối phó với biến đổi khí hậu. Loạt tiêu chuẩn này được coi là thiết yếu đối với thị trường khí nhà kính (GHG) liên quan đến tính trung hòa của carbon, giới hạn phát thải và các chương trình thương mại, bù đắp các khoản tín dụng và chiến lược cũng như chính sách carbon thấp. Như Tổng Giám đốc UNOG giải thích, “các tiêu chuẩn cung cấp cho chúng tôi một phương pháp tuyệt vời để thực hiện các chiến lược hành động vì khí hậu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng mặc dù đã có một lộ trình thích hợp cho năm 2030, các tiêu chuẩn ISO cung cấp chỉ số mà chúng tôi phải tính đến để đạt được các mục tiêu của mình”.

Thu hẹp khoảng cách giới

Biến đổi khí hậu tác động nhiều hơn đến các nhóm dân cư sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và ít có khả năng phản ứng với các hiểm họa thiên nhiên như bão, lũ lụt hoặc hạn hán. Trong hoàn cảnh nghèo đói, phụ nữ thường phải chịu những rủi ro lớn hơn liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu, biết rằng họ vẫn đại diện cho phần lớn người nghèo trên thế giới. Ngoài ra, sự thiếu đại diện của phụ nữ trong các quá trình ra quyết định và trong thị trường lao động khiến họ không thể đóng góp đầy đủ vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Trao quyền cho nam giới và phụ nữ là mục tiêu cốt lõi của SDG 5 về bình đẳng giới. Là một nhà vận động quốc tế cho bình đẳng giới và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc UNOG, bà Tatiana Valovaya là người theo chủ nghĩa quân bình hơn. 

Bà lưu ý rằng trong khi những nỗ lực toàn cầu để đạt được SDG 5 đã trải qua một chặng đường dài trong những năm gần đây, thì những thách thức vẫn còn. Theo bà, cần phải thiết lập sự bình đẳng thực sự về cơ hội cho phụ nữ và nam giới và có các tiêu chuẩn có tính đến thông số này.

Cùng với nhiều tổ chức, ISO đã ký Tuyên bố về phát triển các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn đáp ứng giới tại trụ sở Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về Châu Âu vào năm 2019. 

Khi làm như vậy, nó chính thức cam kết xem xét vấn đề về giới khi xây dựng và thực hiện Tiêu chuẩn quốc tế để đạt được các mục tiêu hòa nhập và đa dạng. Mục đích là để hỗ trợ quá trình xây dựng tiêu chuẩn cân bằng và toàn diện hơn về giới cũng như tăng cường lồng ghép giới vào chính các tiêu chuẩn, bao gồm thông qua phân tích tập trung vào giới về vấn đề này để xây dựng hoặc sửa đổi tất cả các tiêu chuẩn.

 Hà My

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang