Chuyên gia lưu ý cách thoa dầu dưỡng tóc để không làm hỏng tóc và hại da đầu

author 15:30 26/02/2025

(VietQ.vn) - Nhiều người thường có thói quen thoa dầu dưỡng tóc và massage giúp giảm căng thẳng nhưng theo các chuyên gia cần dùng đúng nếu không sẽ gây hỏng tóc và da đầu.

Các sản phẩm chăm sóc tóc trên thị trường ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Trong đó, dầu dưỡng tóc là một loại sản phẩm cho tóc được rất nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. 

Dầu dưỡng tóc thường được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên và các loại dầu thực vật như hạt lanh, oliu, argan, jojoba,... Dầu dưỡng có thể giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt và sáng bóng, nuôi dưỡng và phục hồi tóc từ bên trong. Mặt khác, dầu dưỡng cũng giúp tóc chống lại các tác hại bên ngoài của môi trường như khói bụi, ô nhiễm hay ánh nắng mặt trời. Việc thoa dầu dưỡng tóc và massage giúp thoải mái sau ngày làm việc bận rộn. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách có thể làm hỏng tóc nghiêm trọng.

Tiến sĩ Rinky Kapoor - bác sĩ da liễu và là chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ tại Trung tâm thẩm mỹ The Esthetic Clinics (Ấn Độ) cho biết, những điều nên và không nên làm khi thoa dầu dưỡng lên tóc.

Không để dầu trên tóc qua đêm: Bụi sẽ tích tụ trên tóc nếu để dầu dưỡng qua đêm, điều này có thể làm tắc nang tóc và dẫn đến nhiễm trùng da đầu. Chỉ để dầu dưỡng trên tóc trong 30 phút là đủ.

Không buộc tóc sau khi thoa dầu dưỡng: Khi massage da đầu, lớp biểu bì của tóc mở ra và có khả năng cao là sẽ bị rụng tóc nếu buộc tóc quá chặt.

Sử dụng dầu dưỡng tóc cần lưu ý để đạt hiệu quả cao và tránh làm tổn hại tóc và da đầu. Ảnh minh họa

Tránh thoa dầu lên tóc nếu da đầu bị nhờn: Thoa dầu dưỡng lên da đầu nhờn có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm trùng da đầu. Ngoài ra, nếu bạn bị mụn ở trán thì tránh thoa dầu lên vùng đỉnh đầu.

Luôn thoa dầu trước khi gội đầu: Dầu dưỡng tóc là chất dưỡng ẩm tuyệt vời và nếu bạn muốn giữ cho mái tóc của mình ngậm nước và không bị xơ rối thì bạn phải thoa dầu trước khi gội đầu. Ngoài ra, dầu dưỡng tóc cũng giúp bảo vệ da đầu khỏi các hóa chất độc hại.

Chỉ sử dụng một lượng dầu dưỡng tóc nhỏ: Càng thoa nhiều dầu dưỡng tóc càng cần nhiều dầu gội để xả sạch. Điều này có thể khiến tóc bị khô và có thể dẫn đến bệnh chàm da đầu.

Luôn làm ấm dầu trước khi thoa: Dầu ấm thẩm thấu vào tóc tốt hơn. Về cơ bản, các phân tử dầu rất lớn và không dễ để thấm vào bên trong da đầu. Làm ấm dầu dưỡng giúp phá vỡ các phân tử này, giúp da đầu thẩm thấu tốt hơn các dưỡng chất.

Bôi đều dầu dưỡng: Nếu bôi tinh dầu lên tóc không đều thì sẽ có những vùng tóc được cải thiện trong khi một số nơi khác tóc lại yếu hơn. Vì vậy nên chia tóc ra thành càng nhiều phần càng tốt khi bôi tinh dầu, nó giúp tinh dầu tiếp xúc với da đầu dễ dàng hơn. Nhúng các đầu ngón tay vào dầu rồi nhẹ nhàng massage chúng lên tóc trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Hoặc nhúng một miếng bông cotton vào dầu rồi bôi lên tóc cũng giúp dầu thấm đều khắp các lọn tóc. Chải tóc với một chiếc lược răng thưa để dầu thấm đều cả mái tóc, đồng thời cũng có tác dụng massage da đầu. Hãy chải theo một hướng và càng nhẹ nhàng càng tốt.

Ngoài ra nên chọn loại dầu dưỡng tóc hợp với chất tóc và tình trạng tóc. Nên bôi cách chân tóc khoảng 2-3cm để tránh bị bết chân tóc. Không nên bỏ qua bước chải đầu để giúp dầu dưỡng thẩm thấu đều vào tóc.

Mỹ phẩm chất lượng cao cần có tiêu chuẩn gì?

Để sản xuất mỹ phẩm trong nước, các công ty mỹ phẩm phải có nhà máy sản xuất đạt chất lượng CGMP – ASEAN. Để lưu hành phải qua sự kiểm duyệt gay gắt mới được cấp chứng nhận ISO 9001 và ISO 22716.

CGMP là thuật ngữ, được viết tắt của cụm từ “Cosmetic Good Manufacturing Practices”, nghĩa là thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm bao gồm những nguyên tắc chung, quy định và hướng dẫn về điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người dùng.

Các cơ sở sản xuất mỹ thẩm đáp ứng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn CGMP - ASEAN sẽ được cấp giấy chứng nhận chất lượng quốc tế CGMP – ASEAN của Bộ Y Tế. Chứng nhận này đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực sản xuất đáp ứng chuẩn xác các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, nhân sự, tính vệ sinh an toàn trong theo tác sản xuất, kiểm định sản phẩm, lập hồ sơ chất lượng sản phẩm và hỗ trợ khách hàng.

Tiêu chuẩn ISO 22716:2007, tên đầy đủ là Cosmetics - Good Manufacturing Practices (GMP) - Guidelines on Good Manufacturing Practices, thường được biết đến là Hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) cho mỹ phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22716 đưa ra các hướng dẫn về việc sản xuất, kiểm soát, lưu trữ và phân phối các sản phẩm mỹ phẩm. Tiêu chuẩn này cũng được sắp xếp để phù hợp với các hệ thống quản lý chất lượng hiện tại như ISO 9001.

Để đạt được tiêu chuẩn ISO 22716, các doanh nghiệp phải đảm bảo mọi quy trình của chuỗi cung ứng mỹ phẩm, tập trung vào sự an toàn và chất lượng của sản phẩm. Việc tuân thủ danh mục các quy định của tiêu chuẩn ISO 27716 chính là cách để kiểm soát chất lượng sản phẩm, cũng như tác động của sản phẩm đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, chủ sở hữu thương hiệu, nhà cung cấp và chuỗi bán lẻ.

Theo hướng dẫn ISO 22716, hệ thống sản xuất của công ty bạn sẽ được kiểm tra và kiểm tra trên các lĩnh vực sau: Khiếu nại và thu hồi; Hợp đồng / hợp đồng thầu phụ; Tài liệu và hồ sơ; Kiểm toán nội bộ và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm; Quản lý vật liệu; Đóng gói và dán nhãn; Nhân viên; Mặt bằng, tòa nhà hoặc cơ sở; Kiểm soát sản xuất và trong quá trình; Lưu trữ và phân phối.

Vân Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang