Nhiều rủi ro khi mua linh kiện máy tính cũ, cách kiểm tra chuẩn nhất

author 06:32 12/08/2022

(VietQ.vn) - Linh kiện máy tính cũ dù giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm mới nhưng chúng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng.

Linh kiện máy tính là những bộ phận cấu tạo thành một chiếc máy tính giúp nó hoạt động và tiếp nhận mọi thao tác của người sử dụng. Nếu không có các bộ phận đó thì không thể tạo nên một chiếc máy tính hoàn hảo. Và nó cũng chỉ là một đống sắt vụn đúng nghĩa.

Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí nhiều người thường lựa chọn mua sản phẩm linh kiện máy tính cũ về dùng. Mặc dù mua những linh kiện máy tính cũ vẫn đảm bảo cho những người chuyên về máy tính. Nhưng thực tế đối với những người không chuyên và không nắm chắc về máy tính thì lựa chọn này lại vô cùng rủi ro. 

VGA

Vào khoảng cuối năm 2018, khi các loại tiền ảo đang có dấu hiệu hạ nhiệt thì các loại linh kiện máy tính cũ cũng được mang ra bày bán rất nhiều. Vào thời điểm đó thì một chiếc RX580 vẫn chất lượng với mức giá khoảng 2 đến 2,5 triệu đồng, còn chưa bằng 1/3 so với giá mới. Nhưng có nhiều người dùng nếu không có kinh nghiệm sẽ rất dễ mua phải những VGA đã có thời gian sử dụng lâu năm và hết công suất. Nếu không may bạn chọn nhầm những linh kiện đó thì nó có thể sẽ gây nguy hiểm cho mainboard và những linh kiện xung quanh cũng sẽ nguy hiểm theo.

Được biết VGA (viết tắt của Video Graphics Array) là một chuẩn hiển thị được giới thiệu năm 1987 từ hãng IBM cùng loại máy tính PS/2. Nó dùng để hỗ trợ việc kết nối từ laptop tới các thiết bị trình chiếu (máy chiếu, màn hình ngoài,...) thông qua dây cáp. Dây cáp VGA có 15 chân kết nối, hỗ trợ nhiều chuẩn độ phân giải, như: 640 x 400px 1280 x 1024px.

Linh kiện máy tính cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro cần thận trọng khi mua. Ảnh minh họa

Ổ cứng

Cả 2 ổ cứng SSD và HDD đều có thể tìm được ở những ổ cứng với giá khoảng 2/3 ổ cứng mới có cùng thông số kỹ thuật. Nếu ổ cứng cũ xảy ra sự cố thì nó cũng sẽ ít gây nguy hiểm hơn cho hệ thống máy tính. Nhưng ổ cứng là nơi lưu trữ các dữ liệu không ai có thể biết được ổ cứng đã được sử dụng bao lâu và còn bao nhiêu thời gian nữa là hỏng. Mà một khi ổ cứng đã xảy ra vấn đề thì những dữ liệu cũng mất luôn.

Bộ nguồn

Trong những linh kiện máy tính cũ thì bộ nguồn chính là linh kiện nguy hiểm nhất. Đây là bộ phận rất dễ trong việc chỉnh sửa và thay thế. Và nếu mua phải một bộ nguồn không có chất lượng giá rẻ thì cần phải xác định bởi vì chúng là linh kiện cung cấp năng lượng cho cả bộ máy tính, nếu có vấn đề gì xảy ra thì cả hệ thống máy tính có thể đi theo luôn.

Chế độ bảo hành và sự hỗ trợ của hãng

Ngoài những rủi ro phát sinh khi chọn linh kiện máy tĩnh cũ thì chế độ bảo hành cũng là điểm quan trọng cần phải quan tâm. Khi mua các linh kiện mới, thì sẽ luôn có chế độ bảo hành, và sự hỗ trợ từ các nhà phân phối và cửa hàng bán lẻ trong thời gian nhất định để đảm bảo quyền lợi.

Nhưng với linh kiện cũ thì dù ít hay nhiều chúng đã trải qua quá trình sử dụng và chế độ bảo hành còn lại cũng rất ngắn. Trong khi những linh kiện mới được hãng bảo hành từ vài năm thì linh kiện cũ nếu có thì chỉ được bảo hành vài tháng.

Công nghệ hiện nay được phát triển với tốc độ khủng khiếp, chúng càng ngày càng mạnh mẽ, rẻ hơn và được trang bị các công nghệ khác nhau. Vì thế mà các linh kiện máy tính mới cũng sẽ bị lỗi thời rất nhanh. Nếu muốn sở hữu một bộ máy tính có hỗ trợ các công nghệ mới nhất thì chọn linh kiện máy tính cũ không phải là ý kiến hay, chưa tính đến hãng thường sẽ ưu tiên hỗ trợ phần mềm cho các linh kiện mới nhất của họ.

Đây cũng là vấn đề đã tồn tại từ lâu khi mua linh kiện cũ, chúng chỉ được bán ra khi hàng mới với các tính năng vượt trội xuất hiện. Có rất ít người lại bán đi những linh kiện mới khi mà vừa mới mua cách đây không lâu.

Những người có kinh nghiệm cũng không dám chắc

Việc những linh kiện cũ vàng thau lẫn lộn đã không còn xa lạ gì với những người đam mê máy tính. Và những trình độ xào nấu của người bán thì có khi cả dân chuyên nghiệp cũng khó có thể nhận ra được. Những linh kiện cũ đã bị từ chối bảo hành do những hư tổn về mặt vật lý cũng có thể dễ dàng được các thợ cao tay sửa lại để sử dụng như bình thường với một vẻ bề ngoài rất hoàn hảo. Do đó những người bán hàng sẽ lợi dụng sự không hiểu biết của người mới để bán cho họ những linh kiện kém chất lượng với giá cao.

Máy tính cũng là một lĩnh vực vô cùng lớn và để có thể nắm được các kiến thức cơ bản thì cũng phải có một thời gian dài. Đối với những đối tượng này thì người bán chỉ cần chém gió một lúc là đã có thể khiến họ phải bỏ ra một số tiền lớn hơn giá trị thông thường của một linh kiện máy tính.

Nhưng cũng vẫn có những linh kiện máy tính có hiệu năng và chất lượng tốt nhưng chúng sẽ chỉ có thể đến được với những người dùng có kinh nghiệm và sự nhạy bén. Vì thế việc mua linh kiện máy tính cũ cũng có thể mang lại cho người dùng rất nhiều lợi ích. Nhưng nó cũng sẽ chỉ phù hợp với những người biết rõ về nhu cầu và các rủi ro mà họ sẽ phải đối mặt.

Cách kiểm tra linh kiện máy tính cũ đảm bảo chất lượng hay không?

Cách kiểm tra VGA cũ: Trước hết hãy dành ít nhất 30 phút để thực hiện các bài test VGA, yêu cầu người bán cho phép chạy những phần mềm test VGA như Furmark, Heaven Engine... Sau đó hãy kiểm tra các cổng xuất hình trên VGA như cổng VGA/DVI/HDMI, hãy đảm bảo tất cả các cổng đều hoạt động tốt.

Chạy Furmark tầm 10-15 phút sau đó quan sát nhiệt độ, tiếng ồn mà chiếc VGA sinh ra trong quá trình hoạt động (Furmark sẽ khiến chiếc VGA chạy hết công suất), kiểm tra khi full load khung hình có ổn định không. Nếu VGA không phát sinh bất cứ lỗi nào trong quá trình test (bị crash dump, rác hình-Artifact...) thì bạn có thể yên tâm mua chiếc VGA đó.

Cách kiểm tra CPU cũ: Kiểm tra chân của CPU có bị cong hay gãy không, nếu có dấu hiệu bị cong hay gãy, nên dừng giao dịch lại vì việc chân CPU bị cong hay gãy không thể đảm bảo CPU hoạt động một cách bình thường được.

Sau khi kiểm tra chân CPU không có vấn đề cong, gãy thì hãy tiến hành chạy những bài test riêng biệt cho CPU. Tuy CPU là một linh kiện rất bền nhưng cũng có những trường hợp CPU bị lỗi như: chết iGPU(chip xử lý đồ họa tích hợp trên CPU), thiếu tập lệnh(thường gặp ở những CPU hàng tray)...Hoặc hãy yêu cầu người bán cho phép sử dụng các phần mềm test như CPU-Z để hiển thị thông số chi tiết của CPU.

CPUZ là công cụ giúp hiển thị chi tiết những thông tin về CPU. Đối với những CPU có khả năng ép xung (ví dụ như những CPU Intel Core i7-6700k, AMD A10-7870K...), hãy thiết lập mức xung bằng với mức xung mà người bán "quảng cáo". Sau đó bạn hãy kiểm tra sự ổn định của hệ thống sau khi ép xung (không bị crash dump-lỗi thường gặp khi ép xung CPU).

Cách kiểm tra RAM cũ: Cài phần mềm CPU-Z để đọc thông số RAM để xem có đúng với thông số mà ngừoi bán nói hay không (kiểm tra dung lượng RAM, bus RAM, cas...). Sử dụng công cụ test RAM như Windows Memory Diagnostic, nếu không có vấn đề gì thì bạn đã tìm được RAM tốt.

Cách kiểu tra HDD/SSD cũ: Đối với HDD nên kiểm tra bằng CrystalDiskInfo trên Windows để biết được trạng thái của ổ cứng. Nếu tất cả các hạng mục đều không có cảnh báo thì chiếc ổ cứng đó tốt. Ngoài ra còn một cách khác là dùng tool MHDD trong bộ Hiren boot để kiểm tra ổ cứng, tool này sẽ hiển thị cả những bad sector của ổ cứng, tuy nhiên cách làm này mất rất nhiều thời gian (ổ có dung lượng 1 TB có thể tốn tới vài giờ đồng hồ). Nếu có thể hãy thỏa thuận với người bán cho "bao test" trong vòng 3 đến 7 ngày (trong khoảng thời gian đó nếu ổ cứng lỗi thì bạn có quyền trả lại hàng và lấy tại tiền), tuy nhiên điều này chỉ nên áp dụng với những người bán uy tín.

Kiểm tra tình trạng HDD bằng CrystalDiskInfo: Đối với ổ cứng SSD nên kiểm tra tốc độ xử lý dữ liệu bằng phần mềm CrystalDiskMark. Đây là phần mềm rất thông dụng để kiểm tra tốc độ xử lý dữ liệu của SSD.

Cách kiểm tra nguồn (PSU) cũ: Đầu tiên không nên mua một bộ nguồn đã hết thời gian bảo hành(thường là những bộ nguồn đã hoạt động từ 3-5 năm) vì sau thời gian dài hoạt động như vậy, rất có thể các linh kiện của bộ nguồn đã bị hao mòn, không đảm bảo sự ổn định của hệ thống.

Để kiểm tra nguồn cũ thì hãy cho hệ thống chạy hết công suất (VD: chơi game nặng) nhằm kiểm tra xem bộ nguồn có ổn định không, có bị sụt áp hay không. Vì nếu bộ nguồn không ổn định thì khi chạy các ứng dụng nặng thì sẽ dẫn tới việc sụt áp, máy tự khởi động lại, lặp lại quá trình này nhiều lần thì sẽ gây hỏng hóc linh kiện.

Trong quá trình hệ thống chạy full load hãy bật một công cụ theo dõi hoạt động của bộ nguồn ví dụ như GPU-Z, so với các công cụ đo điện chuyên dụng thì kết quả của GPU-Z có sự sai lệch nhưnng không phải cũng có những thiết bị chuyên dụng đó thế nên sử dụng GPU-Z có thể giúp bạn biết được hoạt động của nguồn.

Bên cạnh đó khi nguồn hoạt động hãy chú ý xem có tiếng động lạ nào phát ra từ nguồn hay không, nếu có thì nên cân nhắc việc có nên mua bộ nguồn này bởi vì những tiếng động bất thường trong quá trình hoạt động có thể là tín hiệu của một bộ nguồn không tốt.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang