Phó tổng cục môi trường: 'Không có nước nào trả phí vệ sinh rẻ như Việt Nam'

author 06:09 07/10/2016

Theo TS. Hoàng Dương Tùng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, gần như toàn bộ việc thu gom xử lý chất thải rắn là gánh nặng đổ lên ngân sách nhà nước...

TS. Hoàng Dương Tùng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Số liệu trong Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 vừa công bố cho thấy, tổng chi ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường tăng dần qua các năm và cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Cụ thể, năm 2011, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường so với 2010 tăng 16,4%; năm 2012 tăng 24,8%; năm 2013 tăng 8%; năm 2014 tăng 2,1 và năm 2015 tăng tới 14,2% so với năm trước đó.

Riêng trong năm 2015, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở mức 11.400 tỷ đồng. Trong đó, 9.700 tỷ đồng là từ nguồn ngân sách địa phương và 1.700 tỷ đồng là từ nguồn ngân sách trung ương.

Dự kiến, giai đoạn 2016-2020, ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục đảm bảo bố trí khoản chi lên tới hơn chục nghìn đồng cho hoạt động sự nghiệp môi trường. Và tỷ lệ này sẽ được tăng dần theo tốc độ chi ngân sách nhà nước.

Riêng năm 2016, ngân sách nhà nước sẽ bố trí chi sự nghiệp môi trường 12.290 tỷ đồng, đạt 1% tổng chi ngân sách, trong đó ngân sách trung ương 1.700 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 10.590 tỷ đồng.

 Nguồn: Bộ Tài chính

Trong khi đó, theo TS. Hoàng Dương Tùng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết khoản thu cho sự nghiệp bảo vệ môi trường rất ít ỏi.

“Gần như toàn bộ việc thu gom xử lý chất thải rắn là gánh nặng đổ lên ngân sách nhà nước. Việt Nam vẫn chưa thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người xả rác chỉ phải trả dưới dạng phí vệ sinh rất rẻ, trên thế giới không có nước nào trả phí vệ sinh rẻ như chúng ta”, ông Tùng nói.

Ông Tùng cho hay, mấy năm trước chưa đến 1 USD/1 gia đình/1 tháng. Chi phí này không đủ cho thu gom, xử lý rác thải, do vậy tất cả phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách.

“Đó là điều không công bằng. Cần phải có cơ chế phí dịch vụ môi trường để đóng góp của người ngày càng tăng lên. Tương tự như xử lý nước thải, chúng ta chỉ thu 800 VND/m3, quá xa so với chi phí thực tế phải bỏ ra”.

Trong khi đó, theo ông Tùng, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường rất tốn kém, khu xử lý nước thải có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Sắp tới đây, nhà nước có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực này.

Ông Tùng chia sẻ thêm, ở Hàn Quốc, người dân phải mua túi đựng rác. Chi phí sản xuất túi đựng rác có khi chỉ một đồng nhưng người dân phải mua với giá 100 đồng. Tiền mua túi đã bao gồm cả chi phí thu gom, xử lý rác thải. Đây là biện pháp rất hay, không như ở Việt Nam, người dân đang quá thoải mái trong việc xả rác.

Sắp tới, cần có chính sách buộc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đồng thời bỏ bớt gánh nặng bao cấp cho ngân sách, ông Tùng nhấn mạnh.

Theo DĐĐT

 

 

Số liệu trong Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 vừa công bố cho thấy, tổng chi ngân sách nhà nước cho hoạt động sự nghiệp môi trường tăng dần qua các năm và cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Cụ thể, năm 2011, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường so với 2010 tăng 16,4%; năm 2012 tăng 24,8%; năm 2013 tăng 8%; năm 2014 tăng 2,1 và năm 2015 tăng tới 14,2% so với năm trước đó.
Riêng trong năm 2015, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở mức 11.400 tỷ đồng. Trong đó, 9.700 tỷ đồng là từ nguồn ngân sách địa phương và 1.700 tỷ đồng là từ nguồn ngân sách trung ương.
Dự kiến, giai đoạn 2016-2020, ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục đảm bảo bố trí khoản chi lên tới hơn chục nghìn đồng cho hoạt động sự nghiệp môi trường. Và tỷ lệ này sẽ được tăng dần theo tốc độ chi ngân sách nhà nước.
Riêng năm 2016, ngân sách nhà nước sẽ bố trí chi sự nghiệp môi trường 12.290 tỷ đồng, đạt 1% tổng chi ngân sách, trong đó ngân sách trung ương 1.700 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 10.590 tỷ đồng.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang