Sự tham gia của thanh niên đối với năng suất toàn diện (Phần 2) - Số lượng và chất lượng lao động thanh niên

author 08:50 29/06/2024

(VietQ.vn) - Hai yếu tố ảnh hưởng đến năng suất toàn diện bao gồm số lượng và chất lượng lao động. Yếu tố số lượng liên quan đến sự hòa nhập của thanh niên, còn yếu tố chất lượng biểu thị năng suất lao động, ví dụ như trình độ kỹ năng và thành tích học tập của người lao động.

Số lượng và chất lượng lao động thanh niên ảnh hưởng đến năng suất toàn diện như thế nào?

Cùng xem xét hai yếu tố ảnh hưởng đến năng suất toàn diện bao gồm số lượng lao động và chất lượng lao động. Yếu tố số lượng liên quan đến sự hòa nhập của thanh niên, còn yếu tố chất lượng biểu thị năng suất lao động, ví dụ như trình độ kỹ năng và thành tích học tập của người lao động.

Về số lượng lao động thanh niên

Xét về số lượng lao động thanh niên, "hòa nhập" là một từ khóa. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước đang phát triển thường thấp vì hầu hết thanh niên sẽ nhận bất kỳ công việc, không kể mức lương hay điều kiện làm việc.

Bảng dưới đây thể hiện tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ lao động là thanh niên thất nghiệp tại các quốc gia thành viên APO trong năm 2020. Theo Trung tâm Phát triển OECD, nhiều người trẻ đã rời bỏ công việc nông nghiệp để chuyển sang lĩnh vực dịch vụ và bán hàng. Campuchia là quốc gia có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp thấp nhất. Trong khi đó, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp khó khăn với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn bất kể nhóm tuổi nào.

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP CỦA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN APO NĂM 2020 (ĐVT: %)

Quốc gia

Tỉ lệ lao động thất nghiệp

Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp

Bangladesh

5.41

14.77

Campuchia

0.33

0.77

Trung Quốc

3.80

11.60

Fiji

4.72

16.32

Hồng Kông

5.83

15.50

Ấn Độ

8.00

24.90

Indonesia

4.28

14.53

Iran

12.17

28.52

Nhật Bản

2.80

4.64

Hàn Quốc

3.93

10.15

Lào

1.03

2.62

Malaysia

4.50

14.03

Mông Cổ

7.01

17.65

Nepal

4.72

8.09

Pakistan

4.30

9.21

Philippines

2.52

7.06

Singapore

4.10

10.58

Sri Lanka

5.88

25.53

Thái Lan

1.10

5.23

Thổ Nhỹ Kỳ

13.11

24.55

Việt Nam

2.39

7.29

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (World Bank) (cập nhật ngày 15/02/2022); cho Trung Quốc, từ ILO (https://ilostat.ilo.org).

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng thanh niên thất nghiệp ở mỗi quốc gia là khác nhau. Hình dưới đây so sánh tỷ lệ thanh niên thất nghiệp và tổng tỷ lệ lao động thất nghiệp ở các quốc gia thành viên APO. Bốn đường màu đỏ trong hình mô tả mức độ chênh lệch giữa thanh niên thất nghiệp và tổng thể, được tính bằng cách chia tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cho tỷ lệ thất nghiệp chung. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp nghiêm trọng hơn ở Ấn Độ và Sri Lanka, nơi tỷ lệ này cao gấp 4 lần tổng số.

KHOẢNG CÁCH THẤT NGHIỆP GIỮA THANH NIÊN SO VỚI TỔNG TỶ LỆ LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP Ở CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN APO NĂM 2020 (ĐTV: %)

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Thế giới (cập nhật ngày 15/02/2022); cho Trung Quốc, từ ILO (https://ilostat.ilo.org).

Ở tất cả quốc gia thành viên APO, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao hơn tổng tỷ lệ lao động thất nghiệp. Thanh niên dễ bị thất nghiệp do thiếu kỹ năng và kinh nghiệm. Sự suy giảm gần đây trong hoạt động kinh tế do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc làm của thanh niên. Nhiều lao động trẻ chuyển từ công việc chính thức sang phi chính thức.

ILO và ADB ước tính tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vào năm 2020 đối với một số nền kinh tế châu Á trong đó có 13 quốc gia thành viên APO. Kết quả dựa trên tác động ước tính của COVID-19 đối với sản lượng ngành của mỗi quốc gia, theo đó hai kịch bản về thời gian lây lan: một là lây lan trong ba tháng và hai là trong sáu tháng. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp được ước tính là tồi tệ hơn nhiều ở tất cả 13 quốc gia từ năm 2019 đến năm 2020.

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP CỦA THANH NIÊN TẠI 13 QUỐC GIA THÀNH VIÊN APO NĂM 2020 (%)

Quốc gia

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp

năm 2019 (%)

Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp năm 2020 (%)

COVID-19 lây lan trong 3 tháng

COVID-19 lây lan trong 6 tháng

Bangladesh

11.9

20.5

24.8

Campuchia

1.1

9.4

13.1

Fiji

14.8

29.8

36.8

Ấn Độ

23.3

29.5

32.5

Indonesia

17

22.7

25.5

Lào

1.7

2.4

2.7

Mông Cổ

25.3

28.5

30.4

Nepal

2.3

4.8

6.1

Pakistan

8.9

17.3

21.5

Philippines

6.8

15.1

19.5

Sri Lanka

21.1

32.5

37.8

Thái Lan

4.2

16.4

22.1

Việt Nam

6.9

10.8

13.2

Nguồn: ADB sử dụng dữ liệu của ILO và Bảng đầu vào - đầu ra đa khu vực của ADB.

Lưu ý: Dữ liệu của 8 quốc gia thành viên APO còn lại không được ADB ước tính.

Bảng số liệu dưới đây phân tích sâu hơn những thay đổi về khoảng cách giữa tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên và tổng tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm năm 1991 và năm 2019. Số liệu ở cột thứ tư cho thấy khoảng cách vào năm 1991. Ba cột tiếp theo thể hiện tỷ lệ vào năm 2019 và cột ngoài cùng bên phải thể hiện mức độ thay đổi giữa năm 1991 và 2019.

Trong bảng này, các quốc gia được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái. Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy những thay đổi tích cực về khoảng cách thất nghiệp. Điều này có nghĩa là tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở ba quốc gia này đã được cải thiện về mặt số lượng. Trong khi đó, tình trạng thất nghiệp của thanh niên ở các nước khác ngày càng xấu đi theo thời gian. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp nhìn chung ở mức thấp nhưng khoảng cách thất nghiệp của Thái Lan lại nằm trong số những quốc gia trầm trọng nhất, điều này có thể khiến nhiều người trẻ thất vọng vì sự bất công.

KHOẢNG CÁCH GIỮA TỶ LỆ THANH NIÊN THẤT NGHIỆP VÀ TỔNG TỶ LỆ LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP CỦA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN APO TỪ NĂM 1991 - 2019

Quốc gia

1991

2019

1991 - 2019

Tỷ lệ thanh niên

Tổng số

Tỷ lệ thanh niên/

Tổng số

Tỷ lệ thanh niên

Tổng số

Tỷ lệ thanh niên/

Tổng số

Thay đổi tỷ lệ

Bangladesh

5.45

2.20

2.48

12.69

4.44

2.86

–0.38

Campuchia

1.90

0.73

2.60

0.43

0.15

2.91

–0.31

Trung Quốc

4.60

1.50

3.07

11.90

3.70

3.22

–0.15

Fiji

9.10

4.06

2.24

15.66

4.45

3.52

–1.28

Hong Kong

4.18

1.80

2.32

8.54

2.93

2.91

–0.59

Ấn Độ

15.47

5.60

2.76

22.74

5.27

4.32

–1.55

Indonesia

7.67

2.62

2.93

13.36

3.62

3.69

–0.76

Iran

21.86

11.10

1.97

25.81

10.74

2.40

–0.43

Nhật Bản

4.49

2.10

2.14

3.90

2.40

1.62

0.51

Hàn Quốc

7.13

2.41

2.96

9.86

3.75

2.63

0.33

Lào

5.87

2.53

2.32

2.27

0.85

2.66

–0.34

Malaysia

10.58

3.65

2.90

11.21

3.26

3.44

–0.54

Mông Cổ

11.08

6.39

1.73

16.42

5.44

3.02

–1.28

Nepal

3.20

1.77

1.81

5.95

3.10

1.92

–0.11

Pakistan

1.47

0.62

2.38

7.88

3.54

2.23

0.16

Philippines

9.15

3.78

2.42

6.78

2.24

3.03

–0.61

Singapore

3.92

2.18

1.80

7.68

3.10

2.48

–0.68

Sri Lanka

36.86

14.66

2.51

21.26

4.35

4.89

–2.37

Thái Lan

5.19

2.63

1.97

4.28

0.72

5.94

–3.96

Thổ Nhỹ Kỳ

15.41

8.21

1.88

24.71

13.67

1.81

0.07

Việt Nam

4.30

2.09

2.05

6.74

2.04

3.30

–1.25

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (cập nhật ngày 15/02/2022; đối với Trung Quốc, từ ILO (https://ilostat.ilo.org).

Chất lượng lao động thanh niên

Chúng ta có thể thắc mắc liệu mức năng suất của người lớn có thể tăng nhiều hơn so với người trẻ hay không, vì người lớn có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn. Một số nghiên cứu đã xem xét yếu tố năng suất có giảm theo tuổi tác hay không và xem xét liệu già hóa dân số có gây ảnh hưởng xấu đối với tăng trưởng kinh tế hay không.

Theo dữ liệu về các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ của Đức, Börsch-Supan và cộng sự không thấy sự suy giảm năng suất trung bình trong độ tuổi 20-60. Tuy nhiên, đặc điểm năng suất - độ tuổi tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi khi yêu cầu của nhiệm vụ đòi hỏi trí tuệ. Mặt khác, nó lại giảm đối với các công việc cơ bản thường ngày. Hơn nữa, Lee và cộng sự (CAMA) sử dụng dữ liệu của 2.710 người lao động toàn thời gian cho rằng sự suy giảm năng suất do sự già đi của người lao động có thể được giảm thiểu bằng cách thúc đẩy đào tạo nghề để có được các kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp.

Ngoài ra, công nhân có trình độ học vấn cao và công nhân lành nghề có thể làm việc hiệu quả hơn công nhân trẻ. Bằng chứng nghiên cứu về mối quan hệ năng suất - độ tuổi thường không thể kết luận được vì khó có thể đo lường tất cả khía cạnh phát triển nguồn nhân lực, bao gồm kỹ năng và kinh nghiệm. Bài viết này giả định rằng đặc tính độ tuổi - năng suất tính trung bình cho tất cả nhiệm vụ là không đổi khi xem xét chất lượng lao động thanh niên. Vì vậy, chất lượng lao động của thanh niên có thể được định nghĩa là năng suất lao động trên mỗi lao động.

Bảng dưới đây thể hiện năng suất lao động bình quân đầu người tại các quốc gia thành viên APO trong hai năm được chọn là 1991 và 2019. Cải thiện năng suất là vấn đề quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả những xã hội già hóa dân số và quốc gia có lực lượng thanh niên đông đảo.

Từ kết quả trong Bảng cho thấy năng suất lao động bình quân đầu người ở Ấn Độ đã tăng hơn 4 lần và cải thiện từ 3,91 nghìn đô năm 1991 lên 16,53 nghìn đô vào năm 2019. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai, với năng suất lao động bình quân đầu người tăng từ 3,55 nghìn đô năm 1991 lên 13,33 nghìn đô năm 2019.

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIỮA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN APO NĂM 1991 - 2019 (ĐVT: NGHÌN ĐÔ)

Quốc gia

Năm 1991

Năm 2019

Tỷ lệ năm 2019/năm 1991

Bangladesh

4.24

10.84

2.56

Campuchia

3.29

7.29

2.22

Trung Quốc

39.3

104.11

2.65

Fiji

21.5

29.52

1.37

Hong Kong

61.96

117.69

1.90

Ấn Độ

3.91

16.53

4.23

Indonesia

11.67

24.63

2.11

Iran

37.01

51.88

1.40

Nhật Bản

65.84

78.95

1.20

Hàn Quốc

29.31

76.07

2.60

Lào

6.12

14.72

2.41

Malaysia

26.8

56.94

2.12

Mông Cổ

11.05

32.7

2.96

Nepal

4.55

8.53

1.87

Pakistan

10.07

15.57

1.55

Philippines

10.09

21.5

2.13

Singapore

64.57

151.08

2.34

Sri Lanka

11.54

32.93

2.85

Thái Lan

13.21

32.76

2.48

Thổ Nhỹ Kỳ

32.39

84.75

2.62

Việt Nam

3.55

13.33

3.75

Nguồn: APO (cập nhật ngày 19/3/2022).

Ghi chú: Theo giá cố định và PPP 2017 (năm tham chiếu, 2019).

Số lượng và chất lượng lao động thanh niên

Trên cơ sở kết quả phân tích góc độ số lượng và chất lượng lao động thanh niên, năng suất lao động của thanh niên tăng lên dẫn đến khả năng có việc làm cao hơn của thanh niên trong trung và dài hạn. Cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng của việc cải thiện lao động thanh niên được tóm tắt ở phía bên phải của hình dưới đây bằng cách sử dụng biểu đồ phân tán.

Nhìn vào kết quả, dường như có sự cân bằng giữa số lượng và chất lượng. Ví dụ, việc đo lường số lượng ở Nhật Bản đã được cải thiện nhiều nhất là 0,51, trong khi sự thay đổi về chất lượng trì trệ nhất ở mức 1,20. Mặt khác, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam không cải thiện về số lượng nhưng chất lượng lại có xu hướng cải thiện so với các quốc gia khác. Việc cải thiện về số lượng là vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia thành viên APO. Tuy nhiên, từ kết quả nêu trên của Nhật Bản, việc cải thiện số lượng lao động dường như chưa đủ để đạt được năng suất toàn diện. Điều quan trọng không chỉ là cải thiện số lượng lao động mà mọi nỗ lực nâng cao chất lượng lao động đều rất cần thiết để cải thiện tình trạng lao động trẻ.

ĐO LƯỜNG SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG THANH NIÊN TRONG CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN APO

Nguồn: APO (cập nhật ngày 19/3/2022) (về chất lượng) và Ngân hàng Phát triển Thế giới (về số lượng). 

(còn tiếp)

Đoàn thanh niên Tổng cục TCĐLCL

(dịch từ: Dr. Akira Murata (2022),Productivity Insights Vol. 2-7, Inclusive Productivity: Engaging the Youth.Asian Productivity Organization)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang