Thu giữ số lượng lớn sản phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng

author 06:08 28/12/2023

(VietQ.vn) - Mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã tiến hành tạm giữ số lượng lớn hàng hóa mỹ phẩm là sữa tắm nước hoa nhãn hiệu TESORI D'ORIENRE không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi hàng giả.

Cụ thể, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên đường Tân Ninh (TP Bắc Giang), Đội cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế, Công an TP Bắc Giang đã phát hiện xe ôtô mang BKS 29H - 315.70 do tài xế Đỗ Hùng Cường (SN 1983), trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình điều khiển có biểu hiện nghi vấn nên đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Quá trình kiểm tra, công an phát hiện trên xe có gần 400 chai sữa tắm loại 500ml mang nhãn hiệu TEROSI D'ORIENTE, được đóng trong 12 thùng carton, sản phẩm có chữ nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

 Số lượng hàng hóa bị cơ quan chức năng tạm giữ

Thời điểm kiểm tra, tài xế không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ đối với lô hàng trên nên lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng để điều tra xử lý.

Trao đổi với báo chí, bà Trịnh Thùy Dương, người đại diện pháp luật Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại BNB, trụ sở quận Đống Đa, TP Hà Nội - đơn vị độc quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với nhãn hiệu TEROSI D'ORIENTE xác nhận đã đến làm việc với Công an TP Bắc Giang và khẳng định, số hàng trên không phải sản phẩm của đơn vị nhập khẩu, phân phối, có dấu hiệu là hàng giả.

"Toàn bộ số hàng hóa trên không có tem phụ đề tiếng Việt theo quy định của Bộ Công Thương, không có tem chống hàng giả xác nhận Nhà phân phối tại Việt Nam, trên vòi bơm kèm theo không in chữ chìm nhãn hiệu sữa tắm, tên công ty sản xuất và nguồn gốc xuất xứ như hàng chính hãng. Tổng giá trị lô hàng nghi giả này có giá trị tương đương hàng chính hãng gần 100 triệu đồng", bà Dương thông tin.

Theo thông tin ban đầu, toàn bộ số lô hàng sản phẩm này ban đầu được xác định lấy từ Công ty TNHH phân phối kỹ thuật Đ.G có địa chỉ tại phố Cung, xã Quảng Ninh (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa).

Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành hoàn tất hồ sơ để xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

Theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 có quy định; về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa; bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu; đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy quần áo giả nhãn hiệu chính là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; các hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu: Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả; với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu:

Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;

Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này;

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.

An Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang