Thu phí tham quan lễ hội: Bộ Văn hóa nói gì?

authorHuyền Bùi 19:31 28/02/2018

(VietQ.vn) - Việc thu phí tham quan lễ hội đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ nhiều du khách, trước những thông tin này, Bộ Văn hóa cho biết Bộ không được tham gia vào việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

Thông tin đăng tải trên Vietnamnet trước đó, ngày 13/12/2017, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết về quy định thu phí, lệ phí, trong đó có việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử (TP. Uông Bí) từ ngày 1/1/2018.

Theo đó, phí tham quan danh lam thắng cảnh Khu di tích Yên Tử được áp dụng là 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em. Các trường hợp được miễn phí gồm: trẻ em dưới 1,2m (hoặc dưới 7 tuổi), người khuyết tật, tăng ni, cư sỹ phật tử hoặc đại biểu Phật giáo.

Các trường hợp được giảm 50% vé tham quan gồm những người được hưởng “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa” theo Quyết định 170/2013/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, người cao tuổi. Tuy nhiên, dịp Lễ hội Yên Tử vừa qua, nhiều du khách đã không hài lòng với mức phí cao như vậy.   

thu-phi-tham-quan-le-hoi-bo-van-hoa-noi-gi

 Nhiều người dân không đồng tình việc thu phí tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Ảnh: Vietnamnet

Cũng theo Vietnamnet, đa số du khách không phản đối việc thu phí, nhưng không đồng tình với mức giá này và cho rằng chỉ nên thu từ 10-20 nghìn/người.

Chị Phùng Thị Nga (25 tuổi, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) khẳng định: "Chúng tôi không phản đối việc thu phí. Ở chùa Hương họ thu lâu rồi, nhưng mức phí hiện nay ở Yên Tử đang thu là quá cao.

Thiết nghĩ địa phương nên giảm mức phí xuống để người về với đất Phật thấy thoải mái vui vẻ. Điều du khách chúng tôi quan tâm nhất là tiền bán vé có được sử dụng đúng mục hay không. Nếu chúng tôi bỏ tiền mua vé hôm nay mà năm sau thấy di tích có nhiều thay đổi tích cực thì cũng vui lòng”.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hương (trú tại quận Hải An, TP Hải Phòng) kiến nghị: "Mức phí 40 nghìn là quá cao so với mặt bằng dân cư hiện nay.

Đáng lẽ năm đầu nên thu mức vừa phải, rồi năm sau du khách thấy đã có xây dựng hay tôn tạo di tích thì sẽ đỡ sốc hơn. Về nơi đất Phật cũng bị thu tiền cao như thế này, chúng tôi cảm giác như bị kinh doanh tín ngưỡng vậy”.

Chị Thương, nhân viên bán vé cho hay: "Đa số người dân mua vé không phản đối chính sách thu phí, nhưng ai cũng kêu phí hơi cao. Nhiều người chưa biết có thắc mắc, khi được chúng tôi giải thích thì họ đều mua vé".

thu-phi-tham-quan-le-hoi-bo-van-hoa-noi-gi

 Quy định thu phí tham quan tại danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet

Trước đó, năm 2015, trên địa bàn Hà Nội, UBND TP Hà Nội cũng quy định mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn TP.Hà Nội, như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, Khu Di tích Cổ Loa, Đền Quán Thánh, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Hương, Làng cổ Đường Lâm… Và thực tế cho thấy dù đã thực hiện được hơn 2 năm nhưng vẫn có những ý kiến trái chiều xung quanh câu chuyện thu phí tham quan ở những địa chỉ kể trên.

Đầu năm, đại gia Việt mua 'thủy quái' 100 kg giá chục triệu đồng để cầu may(VietQ.vn) - Để cầu may, nhiều đại gia Việt đã chi ra hàng chục triệu đồng để mua loại cá hô nặng cân đắt đỏ.

Trước những thông tin về việc thu phí tham quan đang gây xôn xao dư luận, VietNamNet đã liên hệ với Bộ VHTTDL để đặt vấn đề và một đại diện cho hay, Bộ không được tham gia vào việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.

“Theo Luật số 97/2015/QH13 về việc thu phí và lệ phí, Bộ Tài chính quy định đối với công trình thuộc trung ương quản lý, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với công trình thuộc địa phương quản lý. Bộ chỉ quản lý Nhà nước về chuyên môn, không quản lý tài chính” - một đại diện Bộ VHTTDL cho biết.

Minh Trần (t/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang