Tình hình Biển Đông ngày 13/9: Thủ đoạn “biến đá thành đảo” thâm độc của Trung Quốc

author 07:01 13/09/2014

(VietQ.vn) - Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông, học giả Trung Quốc cho rằng “thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế bởi đã khiến cả Việt Nam và thế giới phải bất ngờ."

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Những tin tức gần đây trên báo chí về tình hình Biển Đông đang thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận trong và ngoài nước bởi những toan tính, âm mưu thâm độc của Trung Quốc đằng sau việc ra sức cải tạo đất, xây đảo và căn cứ quân sự trái phép ở bãi Gạc Ma, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo lời Thạch Tề Bình, một nhà phân tích Trung Quốc thì việc biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc tạo ra mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước ven Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế.

Trung Quốc đã biến 6 bãi đá thành đảo nhân tạo ở Biển Đông trong vòng nửa năm qua

Tình hình Biển Đông ngày 13/9: Trung Quốc đã biến 6 bãi đá thành đảo nhân tạo trong vòng nửa năm qua. Ảnh minh họa

Lâm Vĩ Tiệp, một học giả Trung Quốc khác cũng cho biết, trong số gần 10 đảo, đá, rặng san hô mà Trung Quốc, Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Đài Loan, Trung Quốc đã biến 6 bãi đá thành đảo nhân tạo chỉ trong vòng nửa năm trở lại đây.

Thạch Tề Bình xác nhận, việc biến đá thành đảo ở Trường Sa đã được phía Trung Quốc hoàn thành trong tháng 7 vừa rồi. Ông Bình cho rằng đây là một nước cờ "quá đẹp" của Bắc Kinh, giúp Trung Quốc từ chỗ thế yếu trong cục diện bàn cờ Trường Sa thành thế thượng phong.

Cái gọi là "thế thượng phong" mà Thạch Tề Bình đề cập bao gồm 2 góc độ. Trước hết là góc độ pháp lý hàng hải quốc tế: Trung Quốc mưu đồ đòi hỏi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế bằng (thủ đoạn bóp méo) Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Với tham vọng này, Thạch Tề Bình cho rằng Trung Quốc đã giành được thực lực rất lớn. 

Tình hình Biển Đông hôm nay: Trung Quốc xây dựng trái phép ở đảo Phú Lâm (Việt Nam)

Tình hình Biển Đông hôm nay: Trung Quốc xây dựng trái phép ở đảo Phú Lâm (Việt Nam). Ảnh minh họa

Trên thực tế, trước đây Trung Quốc đã áp dụng thủ đoạn "biến đá thành đảo, biến đảo nhỏ thành đảo lớn" ở đảo Phú Lâm (Việt Nam) và thành lập nên cái mà chính quyền nước này gọi là "Thành phố Tam Sa".

 Đồng thời, học giả này nhận xét một khi xây được căn cứ quân sự (phi pháp) ở Gạc Ma, Chữ Thập và đưa radar ra khu vực này thì bán kính tác chiến của quân đội Trung Quốc ở khu vực Biển Đông sẽ hình thành mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước xung quanh Biển Đông.

Thạch Tề Bình cho rằng, kể cả ở Hoàng Sa hay Trường Sa, thủ đoạn biến đá thành đảo của Trung Quốc chỉ 1 năm trước đây cả Việt Nam lẫn Philippines, thậm chí là Mỹ và Nhật Bản không ai lường trước được. Cũng theo lời ông Bình thì chỉ Trung Quốc mới có đủ tiền và sức mạnh quân sự biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa.

 

 

Trong lúc dư luận trong và ngoài nước đang theo dõi sít sao hành động xây đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trái phép của Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa (Việt Nam), chính phủ Philippines đã quyết định trưng bày hàng chục bản đồ cổ nhằm làm rõ yêu sách chủ quyền phi lý của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông.

Nội dung cuộc trưng bày các bản đồ cổ ở một trường đại học cho thấy, suốt một thiên niên kỷ, từ thời Tống năm 960 đến cuối thời Thanh vào đầu thế kỷ 20, lãnh thổ cực nam Trung Quốc luôn luôn chỉ tới phạm vi đảo Hải Nam.

Tình hình Biển Đông luôn trong tình trạng căng thẳng bởi yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc

Tình hình Biển Đông luôn trong tình trạng căng thẳng bởi yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc. Ảnh minh họa

Theo thẩm phán tòa án tối cao Antonio Carpio - người đã thực hiện cuộc nghiên cứu sâu rộng về các vùng tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, cuộc trưng bày này sẽ giúp tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hiểu rõ sự thực và “kiềm chế chủ nghĩa dân tộc cực đoan được thúc đẩy bởi những gian dối lịch sử; mang lại hy vọng cho một giải pháp công bằng và bền vững để giải quyết tranh chấp”. 

Trước tình hình này, G.Parthasarathy – một quan chức ngoại giao cao cấp của Ấn Độ và là một trong những nhà phân tích chính trị hàng đầu nước này đã lên tiếng kêu gọi Ấn Độ ít nhất nên cung cấp tên lửa siêu thanh Brahmos cho các quốc gia bằng hữu tại Thái Bình Dương như Việt Nam, Philippines và Indonesia, trong bối cảnh Trung Quốc luôn sẵn sàng dọa nạt các nước láng giềng.

Minh Thùy

 (tổng hợp từ Giáo Dục, Thanh Niên, Vietnamnet)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang