Việt Nam cần làm gì để thu hút vốn đầu tư nước ngoài?

author 06:33 10/12/2023

(VietQ.vn) - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới, Việt Nam cần thực thi nhiều giải pháp hiệu quả.

Cụ thể, Việt Nam cẩn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Theo đó, cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất theo hướng đồng bộ, thống nhất, liên kết, bảo đảm phát huy, sử dụng có hiệu quả tiềm năng lợi thế và nguồn lực của thành phố, gắn với tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Đặc biệt, sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Xác định đúng định hướng thu hút đầu tư của các thành phố trong từng thời kỳ. Cụ thể là xây dựng chương trình thu hút đầu tư của các thành phố cho giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030. Trong đó, thu hút vốn FDI theo bốn định hướng lớn là: chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, có sự cam kết chuyển giao công nghệ và lao động có kỹ năng cao. Vốn ODA tập trung cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội lớn, hạ tầng đô thị trọng điểm. Vốn trong nước tập trung vào các tập đoàn, công ty lớn đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thế mạnh của thành phố, các dự án hạ tầng đô thị, thương mại, du lịch, xã hội; thu hút đầu tư vào những ngành có giá trị gia tăng cao; thu hút những nhà đầu tư lớn, đồng thời quan tâm thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa bàn. Cùng với đó là phát triển các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, có tính liên kết theo chuỗi sản xuất. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư đối với các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục – thể thao, khuyến khích áp dụng đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới, Việt Nam cần thực thi nhiều giải pháp hiệu quả. 

 
Hà Nội: Trong tháng 11, thành phố thu hút 49,7 triệu USD vốn FDI, trong đó có 33 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD; 16 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 27,5 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần 13 lượt, đạt 8,3 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2023, toàn Thành phố thu hút 2.659 triệu USD vốn FDI, trong đó: Đăng ký cấp mới 378 dự án với số vốn đạt 335 triệu USD; 157 lượt dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 270 triệu USD; 299 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2.054 triệu USD (trong đó 1 lượt giao dịch của Nhà đầu tư Nhật Bản Sumitomo mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1.500 triệu USD).
 

Tăng cường hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước. Theo đó, nghiên cứu mô hình Ban chỉ đạo Xúc tiến đầu tư cấp thành phố và Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của thành phố. Công khai kế hoạch và các thủ tục đầu tư bằng nhiều hình thức. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin kinh tế – xã hội, quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư của thành phố cho các nhà đầu tư. Đồng thời, xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, chủ động hơn, đúng trọng tâm, bám sát nhu cầu và thực tế của thành phố, trực tiếp đến từng tập đoàn, đối tác, hướng vào thị trường và sản phẩm cụ thể. Tăng cường liên kết với các trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các hiệp hội ngành hàng, tổ chức quốc gia và quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan truyền thông đại chúng và doanh nghiệp.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, tạo bước chuyển thật sự về chất mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp, công dân nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong ứng xử, phục vụ doanh nghiệp, nhà đầu tư; tăng cường phối hợp các sở, ban, ngành để hỗ trợ các nhà đầu tư; chủ động nghiên cứu đề xuất cải tiến các thủ tục đầu tư, kinh doanh. Cùng với đó là tăng cường công tác hậu kiểm, kiên quyết thu hồi các dự án ”treo”, các dự án chậm triển khai, thực hiện không đúng tiến độ cam kết; tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực; sát cánh với các nhà đầu tư giải quyết những khó khăn về thủ tục hành chính và các vướng mắc phát sinh trong tiến trình hoạt động kinh doanh.

Tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, cần nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối đồng bộ giữa các phương thức giao thông. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành trung ương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông lớn trên địa bàn thành phố. Tập trung hoàn thiện hạ tầng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo; ưu tiên đầu tư từ ngân sách thành phố cho giáo dục và đào tạo; tập trung phát triển các trường, các nghề trọng điểm, tạo điều kiện ưu đãi tốt nhất cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Sáu là, tăng cường khả năng thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư công để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách có hiệu quả. Trong đó, đặc biệt quan tâm thực hiện tốt Luật Đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua việc kiểm soát chặt chẽ quy trình đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn của chủ đầu tư, các cơ quan tư vấn…

Phương Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang