Yêu cầu các nền tảng mạng xã hội loại bỏ thông tin sai lệch, vi phạm pháp luật trong vòng 48 giờ
Ống hút giấy chứa đến 90% hóa chất vĩnh viễn gây độc hại
Bản tin Cảnh báo: Bánh trung thu không rõ nguồn gốc, ngấm ngầm 'đầu độc' người dùng
Bản tin Cảnh báo: Bánh trung thu không rõ nguồn gốc, ngấm ngầm 'đầu độc' người dùng
Theo đó, tại Việt Nam, có 4 nền tảng lớn gồm: Zalo với 47 triệu người dùng, YouTube với 63 triệu người dùng, Facebook với 66 triệu người dùng và TikTok với gần 50 triệu người dùng. 3 trong số 4 nền tảng này gồm Facebook, YouTube, TikTok là nơi các thông tin sai lệch thường truyền tải rất nhanh. Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai 4 hành động trong việc phòng chống thông tin giả, tin sai sự thật bao gồm: Cập nhật khung pháp lý; Giám sát trực tuyến thông tin, phát hiện và xác định thông tin sai lệch; Hợp tác giữa chính phủ và các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt các nền tảng xuyên biên giới và triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, cải thiện tính bền vững cộng đồng để đối phó với thông tin sai sự thật.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết Việt Nam đã thiết lập trung tâm an ninh mạng quốc gia, tiếp nhận xử lý 300 triệu nội dung mỗi ngày trên mạng xã hội, khuyến khích người dân gửi đường link, thông tin giả, sai sự thật về trung tâm để từ đây phối hợp với bộ ngành, địa phương xác minh. Sau khi xác minh được tin giả, có hại, chúng tôi sẽ gửi thông tin cho cơ quan báo chí, đăng tải thông tin sai sự thật lên các trang thông tin chính thống.
Việt Nam sẽ yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới loại bỏ những thông tin sai sự thật. Ảnh minh họa
"Chúng tôi cũng xây dựng quy trình chuẩn và một quy trình khẩn cấp để xử lý tin sai sự thật. Trong quy trình chuẩn, chúng tôi sẽ yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới loại bỏ những thông tin sai lệch, những thông tin vi phạm pháp luật trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, trong quy trình khẩn cấp thì chúng tôi yêu cầu các nền tảng này phải loại bỏ những thông tin vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ. Trong một số trường hợp thì chỉ trong vòng 6 giờ thôi là phải loại trừ những thông tin này ra.
Song song đó, chúng tôi sử dụng rất nhiều nguồn lực để giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tin giả, tin sai sự thật. Song song đó, chúng tôi cung cấp cho người dân kiến thức, kỹ năng để nhận biết về tin sai sự thật, tin giả; nâng cao hiểu biết số cho cộng đồng, đặc biệt là các cơ quan báo chí, thanh thiếu niên, người lớn tuổi” – ông Tự Do cho hay.
Trước đó, Bộ TTTT đã đưa ra yêu cầu xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại là vì các lý do sau:
1. Tình trạng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đang gia tăng. Quy định này được đề xuất từ nhu cầu về quản lý nhà nước cũng như nhu cầu của người dân muốn quản lý chặt chẽ hơn các tài khoản mạng xã hội để hạn chế lừa đảo trực tuyến;
2. Mạng xã hội rất rộng, việc xác thực bằng số điện thoại cá nhân sẽ góp phần để người dùng nâng cao trách nhiệm và ý thức khi cung cấp thông tin lên mạng xã hội;
3. Việc đưa ra quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Cơ sở pháp lý quan trọng của quy định này là Luật An ninh mạng;
4. Hiện nay người dùng mạng xã hội có xu hướng chuyển từ dùng trên máy tính sang sử dụng trên mobile. Vì vậy việc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại di động sẽ tiện dụng hơn cho người dùng.
Khánh Mai (t/h)