Xây dựng chính sách phát triển hệ thống đo lường quốc gia không thể là bài tập ‘làm 1 lần’

author 06:51 22/07/2022

(VietQ.vn) - Việc tạo ra hệ thống đo lường và xây dựng chính sách đo lường quốc gia không thể là bài tập “làm một lần”. Theo đó, việc đưa ra các chính sách quốc gia thực hiện cần có đánh giá thường xuyên (ví dụ, 5 năm một lần) và cách thức hoạt động của các thành phần khác nhau trong hệ thống đo lường.

Sự kiện: CHUYÊN ĐỀ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN 996

Các thử nghiệm viên phối hợp kiểm tra hình thái cơ bản của vi sinh vật dưới kính hiển vi. Ảnh: QUATEST 3.

Hệ thống đo lường quốc gia bao gồm các tổ chức Nhà nước, tư nhân cùng với chính sách, khung pháp lý, quy định tương ứng, các chế định cần thiết để hỗ trợ, tăng cường hoạt động đo lường trong một quốc gia hoặc nền kinh tế. Các hoạt động đo lường bao gồm hoạt động của các lĩnh vực Đo lường khoa học, Đo lường công nghiệp và Đo lường pháp định.

Hệ thống đo lường quốc gia góp phần làm cho nền kinh tế và xã hội thay đổi, phát triển. Các hệ thống đo lường cũng cần thay đổi và thích ứng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xã hội.

Theo đó, việc tạo ra hệ thống đo lường và xây dựng chính sách đo lường quốc gia không thể là bài tập “làm một lần”. Việc đưa ra các chính sách quốc gia thực hiện cần có đánh giá thường xuyên (ví dụ, 5 năm một lần) và cách thức hoạt động của các thành phần khác nhau trong hệ thống đo lường.

Cần có ban/hội đồng tư vấn đo lường xem xét về chính sách, là cơ quan phù hợp để giám sát hoặc thực hiện việc đánh giá. Điều quan trọng là phải có đủ nguồn lực để tiến hành đánh giá đạt hiệu quả. Các tài liệu quốc tế hoặc tổ chức đo lường khu vực hỗ trợ cho thông tin và các nghiên cứu liên quan.

Đối với chính sách về cơ cấu - thể chế, trong hệ thống đo lường có các cơ quan hoạt động khác nhau, có cơ quan nhà nước và tư nhân, có khả năng thay đổi mô hình và hoạt động về đo lường. Điều quan trọng là các vấn đề kinh phí cần được quan tâm để việc phát triển đo lường theo mong muốn. Khi các cơ quan nhà nước và tư nhân tham gia hoạt động trong cùng lĩnh vực, cần có những thỏa thuận chặt chẽ để quản lý xung đột lợi ích.

Thử nghiệm viên thực hiện phân lập vi sinh vật gây bệnh trong các mẫu thực phẩm, thao tác được thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp 2. Ảnh: QUATEST 3. 

Hay đối với chính sách về phát triển nguồn nhân lực, sự thay đổi công nghệ và sự ra đời của các phương pháp mới đều đòi hỏi các nhà đo lường trong tất cả bộ phận của cộng đồng đo lường phải phát triển kỹ năng và năng lực để luôn cập nhật kiến thức. Do đó, đào tạo và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống đo lường. Các tài liệu của tổ chức đo lường quốc tế hoặc khu vực có thể một lần nữa hữu ích trong vấn đề này...

Bên cạnh đó, mặc dù tương lai rất khó đoán định nhưng một số xu hướng phát triển đo lường trong tương lai đã rõ ràng, cụ thể như: chuyển sang thế giới ngày càng không có giấy tờ, bao gồm giảm việc sử dụng tiền giấy; tiếp tục số hóa trong mọi lĩnh vực; Trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành tính năng quan trọng trong phần mềm của dụng cụ đo lường;...

Bởi vậy, cách thức thực hiện hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm định sẽ phải thích ứng để đáp ứng những phát triển này. Nếu hệ thống đo lường quốc gia cần phải đáp ứng với những thay đổi nêu trên (và những thay đổi khác có thể trở nên rõ ràng trong tương lai), thì điều quan trọng là tính linh hoạt phải xây dựng các kế hoạch được đưa ra.

Mai Phương

(Bài viết tham khảo nội dung từ cuốn sách Đo lường học - Hệ thống đo lường Quốc gia)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang