10 thực phẩm quen thuộc hàng ngày nên 'tránh xa' vì nguy cơ hại sức khỏe

author 19:15 20/04/2018

(VietQ.vn) - Mới đây, Tạp chí Người Tiêu dùng của Pháp đã cảnh báo người tiêu dùng tránh những thực phẩm quen thuộc hàng ngày bởi chúng có chứa lượng muối, chất béo, đường cũng như phụ gia thực phẩm cao.

Những sản phẩm được tạp chí này cảnh báo đều là những thực phẩm quen thuộc với người tiêu dùng. Chúng chủ yếu là những thực phẩm ‘“siêu chế biến” rất ít dinh dưỡng trong khi đó, lượng đường, chất béo cũng như phụ gia thực phẩm lại rất cao. Đây là những loại thực phẩm bạn nên cắt bỏ trong chế độ ăn uống của mình.

1. Ketchup - Sốt cà chua

Tờ Tạp chí Người Tiêu dùng của Pháp (60 Million Consumers) cảnh báo rằng 70% phần trăm lượng đường trong những chai sốt cà chua mà hàng triệu người yêu thích này được “ngụy trang” với những tên phức tạp như fructose, dextrose và maltodextrin. Sốt cà chua có thể chứa đến 22g đường/100g sản phẩm.

2. Mì gói

Mặc dù thực tế là một số nhãn hiệu mì ăn liền tự hào có một công thức chứa nhiều rau, vì ở nhiều sản phẩm khác thành phần này chỉ chiếm ít hơn 1%. Tuy nhiên, theo tạp chí, hàng loạt các các chất phụ gia được sử dụng để tạo ra một cấu trúc đặc biệt và hương vị cho công thức (một số trong đó là một phần của danh mục các chất phụ gia nên được cấm).  

3. Thực phẩm "ít chất béo", "ít đường" hoặc "không chứa gluten"

Các sản phẩm có nhãn "ít chất béo", "ít đường" hoặc "không chứa gluten", ngày càng xuất hiện nhiều trong các siêu thị nhưng thực tế chúng cũng chứa nhiều chất phụ gia hoặc các thành phần không lành mạnh khác để bù đắp cho sự thiếu hụt này.

Ví dụ, các sản phẩm có hàm lượng đường thấp thì lại có hàm lượng chất béo cao và những sản phẩm ít muối thì lại có nhiều đường.

Khi lựa chọn các sản phẩm này, hãy đảm bảo rằng việc thiếu một thành phần nào đó không dẫn đến việc tăng thành phần khác và hãy nhớ rằng các sản phẩm không chứa gluten phải có logo chính thức của Hiệp hội Không dung nạp Gluten Pháp (AFDIAG).

Hàng loạt sản phẩm quen thuộc bị cảnh báo có thể gây hại cho sức khỏe 

4. Nước có ga “không đường”

Theo các nhà cung cấp, 60% người tiêu dùng thường cho rằng các thực phẩm này "không đường", nhưng thực tế đồ uống có ga và nước soda thường có chứa các chất phụ gia nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.  

Tạp chí Người tiêu dùng của Pháp cũng cho biết rằng chất tạo ngọt đã được thêm vào đồ uống để cải thiện hương vị có thể dẫn đến chứng nghiện đường. Một trong những phụ gia được sử dụng, E150d là chất gây ung thư và một số nghiên cứu còn cho biết người tiêu dùng cũng nên tránh các thành phần khác như acesulfame và aspartame.

5. Thực phẩm chay/ thuần chay

Nhiều người thường có suy nghĩ rằng các thực phẩm thuần chay hoặc chay là lựa chọn lành mạnh nhưng hãy cẩn thận kiểm tra bao bì của các sản phẩm thực phẩm này.

Điều này đặc biệt đúng với các sản phẩm "thịt chay" ví dụ như bánh mì kẹp thịt vì các chất phụ gia, chất kết cấu, hương vị, chất béo, đường và muối được sử dụng để làm cho chúng trông giống như thật.

Một số sản phẩm thuần chay có chứa các thành phần vô dụng với sức khỏe, được thêm vào với mục đích duy nhất là làm cho chúng trông giống như thật. Ngoài chất phụ gia, có những thực phẩm cũng có thể chứa lượng chất béo và muối cao hơn.

6. Sữa chua trái cây

Sữa chua trái cây đôi khi chứa tới 12 phụ gia. Trong hầu hết các trường hợp, chúng được sử dụng để nhuộm màu cho sản phẩm (E1), làm dày nó (E4),  điều chỉnh acid (E5) hoặc chất bảo quản (E2).

Theo luật, phụ gia bị cấm trong sữa chua. Do đó, nếu muốn ăn sữa chua trái cây, bạn nên mua sữa chua tự nhiên và thêm trái cây từ bên ngoài.

7. Viên gia vị

Trong nhiều món hầm, các viên gia vị đóng vai trò quan trọng. Theo tạp chí, 80% lượng muối tiêu thụ của người Pháp xuất phát từ thực phẩm chế biến, và bỏ một viên gia vị vào thức ăn cũng giống như việc bạn đang tạo nên một món ăn chế biến. Một nửa khối lượng các viên này sẽ chiếm 20% số lượng tối đa được WHO khuyến cáo.

Các chất này cũng bao gồm các chất phụ gia (bột ngọt và guanylate, và disodium inosinate) làm tăng hương vị mặn, vị ngọt,... Khi đọc nhãn, người tiêu dùng cũng cần phải cẩn thận với các phụ gia tăng hương vị (E6 ..) và cũng nên kiểm tra lượng đường trong các viên này.  

8. Một số ngũ cốc ăn sáng

Không chỉ biết đến vì có đường cao, các loại ngũ cốc đóng hộp cũng chứa rất nhiều chất béo. Theo tờ tạp chí, bánh mì cắt lát cũng có một số vấn đề gây sốc vì chỉ một lát có thể chứa lượng muối cao hơn một gói khoai tây chiên 25g đến 50%.

Do đó, người tiêu dùng nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm này và luôn chú ý tới carbohydrate cũng như chất béo trong bảng giá trị dinh dưỡng thực phẩm.

9. Bột ca cao

Các loại bột ca cao thường được quảng cáo có thể cung cấp bữa sáng đầy đủ cân bằng, đặc biệt là cho trẻ em. Tuy nhiên, những loại bột này thường chứa một lượng lớn đường (tới 90% đối với một số công thức nấu ăn), và chỉ có rất ít là ca cao.

Khi nhìn vào bao bì, một mẹo hữu ích là chú ý đến thứ tự của các thành phần trong danh sách và bất kỳ thành phần nào được liệt kê đầu tiên cũng chiếm phần lớn khối lượng. Theo tạp chí, lượng đường tối đa hàng ngày được WHO khuyến cáo cho người lớn sẽ bị vượt quá bằng cách uống một cốc ca cao 200ml.

10. Thịt lợn chế biến

Các thực phẩm thịt lợn chế biến chiếm một lượng lớn nitrat tổng hợp hoặc nitrit, nằm trong danh mục các nguyên liệu có thể bị cấm. Ngoài ra, chất béo của chúng thường quá cao, một số thương hiệu sử dụng đến 45g chất béo trên 100g sản phẩm. Đây là tin xấu cho nhiều người hâm mộ thịt lợn chế biến bởi hầu hết các sản phẩm thịt lợn có chứa nitrit và rất khó để tìm các lựa chọn thay thế.

 An Nhiên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang