6 bí quyết thành công của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ

author 10:46 10/08/2014

(VietQ.vn) – “Không bao giờ được phép bằng lòng với kết quả đã đạt được. Luôn phấn đấu và phấn đấu nhiều hơn nữa. Đó là điểm khác biệt. Và khác biệt sẽ tạo nên thành công”, Mukesh Ambani.

Mukesh Dhirubhai Ambani (1957) là một nhà tài phiệt người Ấn Độ, người hiện là chủ tịch kiêm giám đốc quản lý của công ty tư nhân lớn nhất Ấn Độ Reliance Industries. Với khối tài sản khổng lồ lên đến 29 tỷ USD (2010, Forbes), Mukesh Ambani là người giàu nhất châu Á và giàu thứ tư trên thế giới.

Sự thành công ngoài sức tưởng tượng của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ không dễ dàng mà có được. Trải qua quá trình thành lập, có thành công cùng thất bại và phát triển của Reliance Industries trong gần 50 năm (1966), Mukesh Ambani đã đúc kết nhiều kinh nghiệm rất có ích cho các doanh nghiệp, doanh nhân trên con đường lập nghiệp.

Tại cuộc nói chuyện với sinh viên trường Học viện Quản lý Công nghệ IMT (Ấn Độ), tỷ phú Mukesh Ambani chia sẻ 5 chìa khóa để đạt được sự thành công:

Đầu tiên là, luôn có ước mơ và phải biết biến nghịch cảnh thành cơ hội.

Thứ hai, có đam mê và niềm tin chắc chắn vào những thành quả mình sẽ đạt được cuối cùng.

Thứ ba, sẵn sàng vượt qua mọi ranh giới, rào cản, trở ngại để tạo ra giá trị mình đeo đuổi.

Thứ tư, luôn sẵn sàng sáng tạo và đổi mới; không sợ những bước đi táo bạo.

Thứ năm, không ngừng trau dồi kiến thức và phát triển trí tuệ thông qua những thách thức mới. “Không bao giờ được phép bằng lòng với kết quả đã đạt được. Luôn phấn đấu và phấn đấu nhiều hơn nữa. Đó là điểm khác biệt. Và khác biệt sẽ tạo nên thành công”.

Thứ sáu, đối với nhà lãnh đạo, phải luôn có tư duy phát triển bền vững và có tầm nhìn chiến lược tầm xa; sẫn sàng tái cơ cấu bộ máy quản lý, tổ chức khi cần thiết.

Chủ tịch Reliance Industries khẳng định, trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới và sáng tạo là chìa khóa thành công đắt giá mà bất cứ doanh nhân, doanh nghiệp nào cũng phải nắm rõ và áp dụng.

Đối mặt với những trở ngại, thất bại, tỷ phú Mukesh Ambani cho rằng, “Trong lĩnh vực kinh doanh bạn phải hiểu rõ điều này, tổ chức bạn đang dẫn dầu được hình thành từ hàng trăm đôi chân, nếu gãy đi một, hai chiếc thì tổ chức vẫn phải hoạt động, tiến trình vẫn tiếp diễn và sự phát triển sẽ không ngừng lại”.

Phương Trang


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang