Bắc Giang: Vùng sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP

author 06:57 11/12/2015

(VietQ.vn) - Tỉnh Bắc Giang vừa được nhận tiêu chuẩn GlobalGAP đối với vùng sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng- Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phát triển vùng sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (tiêu chuẩn GlobalGAP). 
Năm 2015, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đã xây dựng mô hình thâm canh vải thiều phục vụ xuất khẩu tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Bắc Giang phát triển vùng sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGAPBắc Giang phát triển vùng sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP

Tính đến nay, 5 ha mô hình sản xuất vải thiều đã đạt được tiêu chuẩn GlobalGAP và được tổ chức quốc tế Bureau Veritas - Tây Ban Nha cấp giấy chứng nhận.
Chứng nhận GlobalGAP sẽ là bước đệm để nhân rộng mô hình chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho tỉnh Bắc Giang. Mặt khác, Giấy chứng nhận này còn là chiếc giấy thông hành cho quả vải thiều Bắc Giang có thể xuất khẩu sang thị trường khó tính, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cây vải thiều phát triển tập trung ở các tỉnh phía Bắc và đã trở thành cây ăn quả chủ lực. Năm 2008, diện tích trồng vải là 86,9 ngàn ha, chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng; riêng tỉnh Bắc Giang có diện tích vải lớn nhất với hơn 39 ngàn ha, chiếm 44% tổng diện tích vải cả nước, với sản lượng vải thiều lớn nhất, chiếm hơn 50% sản lượng vải thiều của cả nước. 

Bộ trưởng Nguyễn Quận đã trao bằng chứng nhận mô hình chăm sóc vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.Bộ trưởng Nguyễn Quận đã trao bằng chứng nhận mô hình chăm sóc vải thiều đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để phát triển sản xuất và tiêu thụ vải thiều trong thời gian tới, định hướng chung sẽ là ổn định diện tích vải hiện có, tập trung cải tạo, điều chỉnh cơ cấu giống, thâm canh nâng cao chất lượng để tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả sản xuất vải thiều; đồng thời, tăng cường công tác bảo quản, chế biến, tiêu thụ, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, đảm bảo phát triển vải thiều theo hướng bền vững.

Mục tiêu là đến năm đến năm 2015, diện tích vải chín sớm đạt 20% tổng diện tích vải thiều cả nước và có trên 30% diện tích, sản lượng vải thiều tại các vùng tập trung được sản xuất, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến năm 2020, diện tích vải chín sớm, vải giống mới chất lượng cao đạt 30% tổng diện tích vải thiều và có trên 80% diện tích, sản lượng vải thiều được sản xuất, chứng nhận theo VietGAP.

Nguyễn Nam
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang