Bộ Y tế: Dự thảo luật không có quy định 'bắt buộc hiến máu'

authorLan Ninh 00:38 10/01/2017

(VietQ.vn) - Trong 2 giải pháp mà Bộ Y tế đưa ra để khắc phục tình trạng thiếu máu thì giải pháp 'hiến máu bắt buộc' là không khả thi nên không đưa vào Dự thảo luật.

Liên quan đến việc trước đó Bộ Y tế đã có đề xuất 2 giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu máu trong đó có giải pháp Quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 01 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu gây nhiều ý kiến.

Dự thảo năm 2016 không có giải pháp 'hiến máu bắt buộc'. Ảnh minh họa

 

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: “Chúng tôi nhận thấy quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần là không phù hợp nên không thể đưa vào Dự thảo".

"Quy định bắt buộc hiến máu là một trong những giải pháp đưa ra trong báo cáo đánh giá tác động chính sách đối với dự án Luật về máu và tế bào gốc. Tuy nhiên, sau khi đánh giá, nghiên cứu xã hội học trên 1.600 người dân tại 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng trong thời gian chỉ có 30,25% đồng ý; có 837 người không đồng ý với giải pháp này, chiếm tỷ lệ 69,75%", ông Quang phân tích.

Cũng theo đại diện Bộ Y tế, nếu “bắt buộc người dân hiến máu” thì chi phí đi lại mà người dân phải bỏ ra cho một lần đi hiến máu trong một năm là trên 588 tỷ đồng. (Mức bình quân khoảng cách phải đi lại nhân với định mức bình quân chỉ cho 1 lượt đi lại nhân số lượt  và nhân số người hiến máu. Định mức bình quân chỉ cho một lượt đi lại được tính bằng 0,2 lít xăng/1km x 16.000 đồng/lít.)

Đuổi việc người lao động để không phải thưởng Tết bị phạt thế nào?(VietQ.vn) - Trường hợp đuổi việc người lao động một cách trái pháp luật ở mức độ nặng, thì có bị xử lý hình sự theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 1999.

Nếu sử dụng giải pháp 1 sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng dần 28 triệu (theo tính toán của Tổ chức y tế thế giới thì một năm một quốc gia cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm tương đương với 18,2 triệu đơn vị máu và nếu quy định nghĩa vụ hiến máu của công dân thì sẽ có 46 triệu đơn máu/năm). Bên cạnh đó, việc sử dụng giải pháp 1 cũng làm tăng chi phí của xã hội lên gấp đôi cho với việc sử dụng giải pháp 2.

“Để không làm ảnh hưởng đến phong trào hiến máu tự nguyện hiện nay, trong Dự thảo Bộ Y tế cấm các hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác hiến máu”, ông Quang nói

Từ những phân tích trên, Bộ Y tế đề xuất lựa chọn giải pháp 2 vì phù hợp với thực tiễn và phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội.

Được biết, thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án luật là vào kỳ họp thứ 7 năm 2018 và thông qua dự án luật vào kỳ họp thứ 8 năm 2018 của Quốc hội.

Mộc Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang