Hoạt động TCĐLCL góp phần thúc đẩy hàng hoá chủ lực ở Cà Mau phát triển mạnh

author 05:27 09/07/2017

(VietQ.vn) - Trong thời gian qua, những hoạt động TCĐLCL tại Cà Mau đã có đóng góp không nhỏ trong việc đẩy mạnh phát triển các ngành nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động TCĐLCL đang diễn ra hàng ngày trong tất cả các lĩnh vực và góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng.

Hoạt động TCĐCL giúp các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sử dụng một cách tiết kiệm nguồn tài nguyên, vật tư, năng lượng; đảm bảo an toàn về sản phẩm hàng hóa; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; giúp đỡ doanh nghiệp dỡ bỏ các rào cản trong thương mại, tạo thuận lợi cho hợp tác và hôi nhập quốc tế.

Đặc biệt hơn, đối với những địa phương có các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển theo đặc thù, hoạt động TCĐLCL cũng sẽ góp phần giúp đỡ địa phương trong việc phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc thế mạnh, tăng cường khả năng sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, thúc đẩy sự phát triển của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thi, Chi cục trưởng Chi cục TCĐLCL Cà Mau cho rằng hoạt động TCĐLCL đối với sản phẩm, hàng hóa có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Đối với Cà Mau hiện nay, hoạt động TCĐLCL được đánh giá có đóng góp rất lớn đối với việc quản lý chất lượng của sản phẩm hàng hóa nông-lâm-thủy sản. Đây cũng chính là những hàng hóa thế mạnh và là nguồn thu lớn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của Cà Mau.

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay (5 năm), Chi cục TCĐLCL Cà Mau chú trọng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế tại tỉnh nhà.

Các nội dung hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gồm: hỗ trợ kinh phí cho 19 doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2008; ISO 22000, HACCP, BRC…) và doanh nghiệp đạt các Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (kinh phí hỗ trợ 690 triệu đồng); hướng dẫn xây dựng, áp dụng 527 TCCS cho 194 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hỗ trợ lập báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp để thông qua Hội đồng Sơ tuyển Giải thường Chất lượng Quốc gia cho 11 lượt doanh nghiệp (kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng). Bên cạnh đó, hàng năm Chi cục TCĐLCL Cà Mau hỗ trợ cho 100% chi phí kiểm định trên 25.000 phương tiện đo thông dụng; thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp có sử dụng nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm đặc thù tại địa phương.

Hoạt động TCĐLCL ở Cà Mau thời gian qua đã hỗ trợ tích cực phát triển ngành nông-lâm-thủy sản trên địa bàn. (Ảnh minh họa) 

Từ năm 2012 đến nay, Chi cục TCĐLCL hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Cà Mau giai đoạn 1 (2011-2015 và giai đoạn 2 (2016-2020)”. Nhìn chung, sau một thời gian thực hiện, các dự án mang lại hiệu quả trong việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của địa phương (kinh phí hỗ trợ 29,438 tỷ đồng).

Về định hướng trong thời gian tới, Chi cục TCĐLCL Cà Mau sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các quyết định của UBND tỉnh về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và thực hiện có hiệu quả trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2 (2016-2020)”. Tổng kinh phí các dự án được phê duyệt là: 39,25 tỷ đồng, trong đó vốn doanh nghiệp là: 23,49 tỷ đồng, vốn ngân sách là: 15,76 tỷ đồng.

Hỗ trợ việc lấy mẫu, phân tích mẫu các sản phẩm đặc thù của địa phương, cho các doanh nghiệp có sử dụng “nhãn hiệu tập” thể như: Mật ong U Minh Hạ; Tôm khô Gạch Gốc; Cá Sặc bổi U Minh; cua biển Năm Căn; Cá chình, cá Bóng tượng Tân Thành….

Hiện tại, do tỉnh Cà Mau là tỉnh cách xa các khu kinh tế trọng điểm cả nước như TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội, quy mô sản xuất hàng hóa còn thấp, chủ yếu sản xuất và chế biến các mặt hàng nông, lâm và thủy hải sản nên trong những năm tới, Chi cục TCĐLCL sẽ tập trung đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng nằm trong thế mạnh của tỉnh.

Đối với vấn đề quản lý TCĐLCL về sản phẩm hàng hóa, ông Nguyễn Văn Thi kiến nghị: “Hiện nay chúng ta quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật công bố áp dụng. Vì vậy, việc rà soát nhằm thống nhất chung các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của các bộ, ngành là cần thiết để tránh chồng chéo, gây khó khăn cho cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp áp dụng”.

Ngoài ra, theo ông Thi, đối với Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cần sửa đổi, bổ sung làm rõ vấn đề về việc “chỉ định” tổ chức đánh giá sự phù hợp của các bộ ngành, để đảm bảo công bằng cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

 Phong Lâm

Hoạt động TCĐLCL thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao năng suất trong doanh nghiệp(VietQ.vn) - Hoạt động TCĐLCL đang góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và khẳng vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang