Có bao nhiêu loại hải sản phải cẩn thận khi ăn?

author 13:25 03/04/2015

(VietQ.vn) - Hải sản rất nhiều dinh dưỡng và hấp dẫn khi thưởng thức nhưng ít tai biết rằng, trong vùng biển Việt Nam có 1 loài bạch tuộc, 2 loài ốc cối, 22 loài cá, 10 loài rắn biển chứa độc tố có khả năng gây chết người…

Ăn trai, sò có thể mất trí nhớ

Trai, sò là nhóm hải sản khoái khẩu của nhiều người vì tiêu chí ngon, bổ, rẻ. Tuy nhiên gần đây do môi trường ô nhiễm nên loài này cũng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nếu ăn phải. 

Trai, sò thường mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Nếu không được nấu chín kỹ, món khoái khẩu này còn gây bệnh lị, rối loạn tiêu hóa. Một số loài trai sò ở nhiều nơi có chứa cadmium cao là thủ phạm gây nhiều bệnh nan y, nhất là bệnh thận.

Có bao nhiêu loại hải sản phải cẩn thận khi ăn?

Trai, sò thường mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn.

Người bị ngộ độc trai, sò nhiễm bệnh có thể bị bại liệt do chúng đã ăn phải sinh vật phù du (phytoplankton). Người ăn vào chỉ sau 30 phút là phát bệnh, cảm giác tê môi, tê mặt, tê ngón tay, ngón chân, chóng mặt, nhức đầu nói lắp bắp, mạch nhanh và nếu nặng có thể suy hô hấp dẫn đến tử vong.

Trai, sò nhiễm độc axít Domaic sẽ gây mất trí nhớ (ASP) cho người ăn phải. Sau 30 phút ăn thực phẩm này sẽ xuất hiện tình trạng nôn ói, tiêu chảy và nếu sức đề kháng yếu có thể dẫn đến tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo, nên mua trai, sò rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh; nên ăn chín uống sôi không nên ăn sò còn sống hoặc quá tin vào lời đồn cho rằng ăn sò tráng dương, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là trong bối cảnh an toàn thực phẩm không được chú trọng như hiện nay…

Bạch tuộc có thể gây vỡ mạch máu

Độc tố Tetrodotoxin có trong da, gan, cơ thịt của bạch tuộc, mực đốm xanh do sự ký sinh của một số loài vi sinh vật gây nên. Nếu ăn phải những loại hải sản nhiễm độc tố này, triệu chứng nhiễm độc xuất hiện sau khi ăn từ 10 – 45 phút. Khi đó, người ăn có thể xuất hiện hiện tượng đau nhói trên mặt và chân tay, thở gấp, tê, ngứa môi và phía trong miệng, yếu, liệt cơ hoành và cơ ngực, hạ huyết áp, vỡ mạch máu…

Có bao nhiêu loại hải sản phải cẩn thận khi ăn?

Độc tố Tetrodotoxin có trong da, gan, cơ thịt của bạch tuộc, mực đốm xanh do sự ký sinh của một số loài vi sinh vật gây nên.

Nguy hiểm hơn, bạch tuộc, mực đốm xanh nhiễm độc có thể gây tử vong trong vòng 30-60 phút. Với độc tố này, không chỉ ăn uống, việc hít phải, dính vào da cũng có thể gây nguy hiểm.

Nước mắm cá nóc cũng có thể chết người

Trong tất cả các bộ phận của cá nóc đều chứa độc tố Tetrodotoxin, nhưng chủ yếu là ở phủ tạng, da và trứng. Độc tố này không phân hủy ngay cả khi nấu chín, kể cả phơi khô, làm nước mắm cũng dễ bị ngộ độc. Tetrodotoxin rất độc đối với thần kinh, tim mạch. Người ăn phải cá nóc còn dính độc có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau 15 phút, thậm chí có trường hợp tử vong ngay sau 15-17 phút sau khi ăn.

Có bao nhiêu loại hải sản phải cẩn thận khi ăn?

Cá nóc luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người.

Hiện tượng thường gặp khi ngộ độc cá nóc là tê môi, lưỡi, chân tay, nôn ói, liệt các cơ, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, co giật. Người ăn cá nóc xuất hiện triệu chứng trên cần sơ cứu bằng cách cho uống than hoạt tính (ví dụ như chế phẩm Antipois-Bmai), đưa đi cấp cứu ở cơ sở gần nhất, nếu môi tái tím khó thở thì làm hô hấp nhân tạo. Các chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối không được ăn cá nóc hoặc các hải sản có chứa nguồn độc tố này, kể cả ở dạng cá khô, nước mắm và thận trọng khi mua bán, kinh doanh các sản phẩm nói trên.

Nhiễm thủy ngân, cá ngừ có thể gây tổn thương não

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra khuyến nghị trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không nên ăn cá ngừ để đảm bảo thể trạng khỏe mạnh.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra khuyến nghị trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không nên ăn cá ngừ.

Lý do được đưa ra vì cá ngừ là một trong hai loại cá bị nhiễm thủy ngân nặng nhất trên đại dương do tình trạng ô nhiễm thủy ngân đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Thủy ngân là nguyên tố có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn não và thận của con người. Chính vì thế, Liên Hiệp Quốc đã từng đề xuất kêu gọi các nước trên thế giới nên xử lý lượng thủy ngân thải ra từ việc đốt than, cắt giảm lượng thủy ngân dùng trong khai thác vàng và giảm sử dụng thủy ngân trong việc sản xuất pin… để bảo vệ môi trường. 

Hàu: nguy cơ đột quỵ cao

Hàu là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu. Tuy nhiên, loại hải sản này có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán. Nếu hàu được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hàu sống.

Có bao nhiêu loại hải sản phải cẩn thận khi ăn?

Hàu: nguy cơ đột quỵ cao

Bổ sung nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể nhưng hàu lại là một trong những loại thực phẩm gây ra nguy cơ đột quỵ cao. Trong hàu sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.

Phương Phương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang