Giải Nobel Hòa bình 2014: Vì quyền trẻ em

author 06:55 12/10/2014

Theo tờ The Guardian, cô gái trẻ Malala Yousafzai người Pakistan và ông Kailash Satyarthi người Ấn Độ đã vinh dự nhận được giải Nobel Hòa bình 2014 danh giá

Hội đồng Giải Nobel tại Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 2014 cho ông Kailash Satyarthi (người Ấn Độ) và cô gái 17 tuổi Malala Yousafzay (người Pakistan) vì công cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức và đòi lại quyền lợi được học tập cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ em phải được đi học và không bị bóc lột, khai thác về mặt tài chính. Hiện nay, tại các nước nghèo trên thế giới, dân số bình quân dưới 25 tuổi đạt 60%. Theo đó, quyền lợi của trẻ em và thanh thiếu niên phải được tôn trọng chính là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hòa bình thế giới. Ngoài ra, tại các khu vực xung đột, chính sự bạo lực đã ảnh hưởng đến các em từ thế hệ này sang thế hệ sau.

Malala Yousafzai và ông Kailash Satyarthi vinh dự nhận giải Nobel Hòa bình 2014

Malala Yousafzai và ông Kailash Satyarthi vinh dự nhận giải Nobel Hòa bình 2014

 

Bằng việc cho chúng ta thấy tinh thần dũng cảm tuyệt vời, Kailash Satyarthi đã tiếp nối tinh thần của Gandhi, dẫn đầu rất nhiều cuộc biểu tình và diễu hành dưới nhiều hình thức, tập trung vào việc khai thác tầm quan trọng của trẻ em đối với thu nhập, lợi ích tài chính. Ông cũng đã góp phần vào việc phát triển các công ước quốc tế quan trọng liên quan đến quyền trẻ em.

Tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng Malala Yousafzay đã đấu tranh hàng năm trời cho các bé gái có quyền lợi được hưởng sự giáo dục và đưa ra dẫn chứng rằng, trẻ em, thanh, thiếu niên cũng có thể góp phần cải thiện tình trạng của bản thân. Để làm được điều này, cô đã phải trải qua những hoàn cảnh nguy hiểm nhất. Thông qua cuộc đấu tranh anh dũng của mình, cô đã trở thành phát ngôn viên hàng đầu cho quyền lợi được hưởng giáo dục cho các bé gái.

Malala Yousafzai, 17 tuổi, là người trẻ nhất nhận giải Nobel

Malala Yousafzai, 17 tuổi, là người trẻ nhất nhận giải Nobel

 

Hội đồng Nobel cho rằng, đây là điều quan trọng đối với người theo đạo Hinđu và người theo đạo Hồi, người Ấn Độ và người Pakistan trong việc tham gia vào cuộc đấu tranh chung cho giáo dục và chống lại chủ nghĩa cực đoan. Ngoài ra, nhiều cá nhân và tổ chức khác tại cộng đồng quốc tế cũng ủng hộ việc này. Hiện nay, có khoảng 168 triệu lao động trẻ em trên toàn thế giới, tăng hơn so với năm 2000 khoảng 78 triệu. Như vậy, thế giới đã tới gần hơn với mục đích xóa bỏ nạn lao động trẻ em.

Cuộc đấu tranh chống áp bức và đòi lại quyền lợi cho trẻ em, thanh, thiếu niên này đã góp phần vào việc thực hiện “tình anh em giữa các quốc gia” mà Alfred Nobel đã đề cập trong di chúc của ông cũng như một trong các tiêu chí cho Giải Nobel Hòa bình.

Theo Nobelprize.org


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang