GS Ngô Bảo Châu: Kêu gọi trí thức ở nước ngoài cần những hành động cụ thể

author 11:20 25/08/2014

(VietQ.vn) - Thời gian qua, việc khuyến khích, kêu gọi trí thức ở nước ngoài về Việt Nam làm việc đã được thể hiện qua các cuộc gặp gỡ, hoạt động đoàn thể, nhưng đã đến lúc phải chuyển sang giai đoạn mới, sự hợp tác phải đi vào những lĩnh vực, dự án cụ thể.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Đây là khẳng định của Giáo sư Ngô Bảo Châu khi trao đổi với Phóng viên Chất lượng Việt Nam.

Xin GS cho biết vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển khoa học, kỹ thuật của nước nhà?

Kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến trong vòng 20 năm trở lại đây, trong bối cảnh hiện tại, tôi nghĩ sự phát triển kinh tế sẽ bị chậm lại, nếu không có sự chuyển biến một cách đột phá, về khoa học kỹ thuật công nghệ, đây là mảng để Việt Nam bước ra nước ngoài.

Các chuyên gia khoa học, công nghệ và các doanh nghiệp có thể có đóng góp lớn cho sự phát triển đất nước cả về chuyển giao tri thức, công nghệ và có thể đem về Việt Nam những dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp công ty có nhiều sáng tạo về công nghệ.

Giáo sư Ngô Bảo Châu

Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Việt Nam cần có những hành động cụ thể gì để thu hút trí thức ở nước ngoài về đóng góp cho sự phát triển nước nhà trong thời gian tới?

Nếu xét trên nhu cầu thực tế thì Việt Nam rất cần sự đóng góp của kiều bào, đặc biệt là trên lĩnh vực khoa học công nghệ. Rất nhiều kiều bào có nguyện vọng tham gia, đóng góp một phần sức lực cho quê hương. Chúng ta nên cởi mở, tôn trọng và có một số điều kiện hỗ trợ cần thiết về chính sách, cho đến những việc cụ thể sẽ khuyến khích họ cống hiến.

Thời gian qua, việc khuyến khích đã được thể hiện qua các cuộc gặp gỡ, hoạt động đoàn thể, nhưng đã đến lúc phải chuyển sang giai đoạn mới, sự hợp tác phải đi vào những lĩnh vực, dự án cụ thể.

Dự án Fist là dự án ODA lớn nhất hiện nay về khoa học và công nghệ, dự án kỳ vọng giúp Việt Nam xây dựng những viện nghiên cứu được xếp hạng ở khu vực và trên thế giới, vậy thông qua dự án này, GS kỳ vọng thu hút được người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc?

Về cá nhân tồi thì thời gian qua tôi về Việt Nam rất là nhiều, hàng năm tôi về từ 2,3 tháng trong kỳ nghỉ hè và trong năm học cũng về 1-2 lần, sự tham gia cá nhân tôi vào sự nghiệp khoa học Việt Nam không phải gần đây mà bắt đầu từ cách đây hơn 10 năm.

Thú thật là việc đó rất khó khăn, cần một sự phấn đấu bền bỉ, bất chấp khó khăn. Tôi nghĩ rằng, đa số người Việt Nam ở nước ngoài có tầm lòng thiện nguyện muốn đóng góp lớn mạnh đất nước vấp phải khó khăn đó dễ nản chí, họ nghĩ rằng công sức đóng góp của họ là nước đổ biển.

Vạn sự khởi đầu nan, năng lượng, thời gian bỏ ra cho công việc ban đầu thường rất lớn, nhưng rất đáng tiếc là tôi cảm thấy nhiều năng lượng đó bị bỏ phí, không được kéo dài để mang lại thành quả cho đất nước, tahnfh quả cho những người tham gia.

Tên của dự án Fist rất là hay, nó mang ý nghĩa hỗ trợ để mọi người có thể bắt đầu một công việc nào đó, do đó có sự tài trợ của dự án mọi việc sẽ bớt khó khăn hơn.

Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai rất nhiều dự án đổi mới sáng tạo, với tư cách nhà khoa học, GS mong muốn gì qua những dự án này có thể mang đến cho nền khoa học nước nhà?

Người Việt Nam ở nước ngoài có rất nhiều người là những nhà khoa học có uy tín, là chuyên gia về công nghệ tham gia vào những mảng khoa học công nghệ mũi nhọn, tôi nghĩ rằng chỉ cần một phần trong số tri thức, con người tài năng đó, nếu họ có điều kiện đem thời gian, tri thức triển khai ở Việt Nam thì đây sẽ được xem là ngọn lửa đầu tiên nhen nhóm cho nền khoa học công nghệ, nghiên cứu, phát triển triển khai ở Việt Nam được thổi bùng.

Vấn đề đổi mới công nghệ doanh nghiệp rất quan trọng, làm thế nào kích thích giới trẻ vừa có tinh thần yêu khoa học, vừa có tinh thần doanh nghiệp?

Chúng tôi vừa có khảo sát về sự tham gia của doanh nghiệp vào các dự án nghiên cứu triển khai. Kết quả cho thấy doanh nghiệp tham gia còn rất ít, không đáng kể. Có một sự thiếu hụt rất đáng lo ngại về lòng tin giũa doanh nghiệp và khả năng của các nhà khoa học Việt Nam tham gia vào các dự án thực sự có khả năng triển khai thành sản phẩm đưa ra thị trường.

Nếu chưa có lòng tin, thì khó có thể bắt đầu một việc gì cả. Do đó, dự án Firt là chất xúc tác để bắt đầu một việc, tập hợp những người có khả năng thành 1 nhóm có dự án, mục đích cụ thể.

Thời gian đầu rất cần sự nỗ lực, cố gắng từng người lớn khi chưa có sản phẩm cụ thể. Lúc đó, cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý là quan trọng nhất, họ cần nhận được sự đầu tư, hỗ trợ để họ vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, tiến tới phát triển những doanh nghiệp khởi nghiệp từ khoa học và công nghệ…

Xin cảm ơn Giáo sư!

Duy Anh (thực hiện)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang