Hỗ trợ doanh nghiệp về đo lường nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế

author 17:45 20/01/2018

(VietQ.vn) - Việt Nam đang hướng đến mục tiêu hạ tầng đo lường quốc gia của Việt Nam thuộc nhóm ASEAN 5 và ít nhất 500 doanh nghiệp triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm đo lường vào năm 2025.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Thông tin trên nằm trong “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đang được Bộ Khoa học và công nghệ hoàn thiện, chuẩn bị trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Đề án hỗ trợ Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế được triển khai dựa trên tinh thần của Nghị quyết số 297/2016/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2015 - 2020 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2018.

Đề án lấy doanh nghiệp làm trung tâm để tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Trần Quý Giầu – Phó Vụ trưởng Vụ Đo lường (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), đề án được xây dựng nhằm tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp đặt trọng tâm vào việc Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách về đo lường, tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực và đưa hạ tầng đo lường quốc gia của Việt Nam vào tốp đầu các nước trong khu vực ASEAN, gắn kết hạ tầng đo lường quốc gia với hoạt động đo lường của doanh nghiệp; Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, chủ động triển khai thực hiện cơ chế, chính sách để đổi mới hoạt động đo lường, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Các nhiệm vụ của Đề án được lồng ghép với các chương trình, đề án khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của doanh nghiệp, ông Giầu cho hay.

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh hoạt động sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường tại Việt Nam đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường, tiết giảm ngoại tệ nhập khẩu phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia NMI của Việt Nam đạt mức ASEAN 4.

Đề án đặt ra mục tiêu có ít nhất 500 doanh nghiệp vào năm 2025 và 1000 doanh nghiệp vào năm 2030 triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm đo lường.

Năm 2015 hoạt động sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường tại Việt Nam đáp ứng khoảng 20 % nhu cầu của doanh nghiệp và đến 2030 con số này sẽ nâng lên khoảng 25%.

Đến năm 2025 hạ tầng đo lường quốc gia của Việt Nam được kỳ vọng thuộc nhóm ASEAN 5.

Để đạt được những mục tiêu, đề án cũng đề ra những giải pháp chiến lược, trong đó, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ.

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp quốc gia về đo lường trong các lĩnh vực đo: độ dài, khối lượng, lực – độ cứng, áp suất, dung tích – lưu lượng, hóa lý – mẫu chuẩn, điện, điện từ trường, thời gian - tần số, nhiệt độ, quang học, âm thanh - rung động; ưu tiên phục vụ lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo, dịch vụ logistics, trang thiết bị y tế, quan trắc và bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, các giải pháp khoa học và công nghệ chủ chốt về đo lường để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện chương trình bảo đảm đo lường, hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu phương tiện đo, chuẩn đo lường, phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, tăng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật, nâng cao năng lực dịch vụ về đo lường và đặc biệt thúc đẩy, tăng cường hợp tác quốc tế về đo lường. 

Kỷ niệm 17 năm Ngày Đo lường Việt Nam: Thúc đẩy đo lường hội nhập quốc tế (VietQ.vn) - Sáng nay 19/1, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phối hợp Hội Đo lường Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 68 năm Bác Hồ ký sắc lệnh 8/SL và 17 năm Ngày Đo lường Việt Nam.

Bảo Anh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang