Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Vẹt nói hay như tiếng người

author 06:52 05/03/2017

(VietQ.vn) - Kỹ thuật nuôi Vẹt không khó nhưng phải nắm bắt được những điều cơ bản nhất để chăm sóc cũng như thuần hóa cho Vẹt nhanh quen với môi trường sống của bạn.

Sự kiện: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc vật nuôi

Vẹt có lẽ là loài chim cảnh đáng yêu nhất, chúng có thể nói tiếng người nên rất thông minh. Cũng chính nhờ những đặc điểm đã có sẵn ở loài vật nuôi này nên kỹ thuật nuôi Vẹt không hề khó.

Giống Vẹt

Tại Việt Nam nhiều loại Vẹt biết nói như Vẹt đầu xám, xít, Vẹt mỏ vàng, Yến phụng... Nếu đuôi dài thì có thể là Vẹt đầu xám hoặc xít. Muốn nuôi dạy vẹt nói, điều quan trọng nhất là phải nuôi từ lúc nó mới nở. Bạn đợi mùa sinh nở của chúng ra các tiệm chim sẽ có bán những con vẹt còn choác mỏ đòi ăn, khi đó hãy lựa 1 con khỏe mạnh đem về.

Vẹt là loài chim rất thông minh có thể nói được tiếng người. Ảnh minh họa

Vẹt là loài chim rất thông minh có thể nói được tiếng người. Ảnh minh họa

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi cho Vẹt không cần quá cầu kì. Vẹt là giống chim quen sống theo bầy nên điều kiện tốt nhất vẫn là gần với tự nhiên nhất, đó là nuôi trong chuồng có trồng cây xanh với một bầy gồm nhiều cá thể. Nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cũng như không gian để xây dựng chuồng nuôi nên cách nuôi đơn lẻ hay theo cặp trong lồng cá nhân vẫn phổ biến hơn. Loại lồng được sử dụng cho Vẹt là các lồng làm bằng kim loại. Loại này vừa bền, sạch, tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim, và đặc biệt là để chịu được cái mỏ khoẻ của họ nhà Vẹt.

Kỹ thuật nuôi Vẹt

Kỹ thuật nuôi Vẹt không khó nhưng lại cần sự chăm chỉ, tỉ mẩn trong quá trình chăm sóc. Khi mới mang Vẹt về nuôi để chúng nhanh quen với môi trường nhà bạn cần phải có những cử chỉ nhẹ nhàng, vuốt ve bàn chân, bàn tay để tạo sự phản ứng thân thiện. Chú ý đừng để nó sợ khi đụng đến cánh của nó, vì chim rất nhạy cảm với việc đụng vào cánh. Thao tác cuối cùng cần đạt được là làm sao để vẹt cho vuốt ve mỗi khi bạn tiếp cận với chúng.

Khi đã trở nên quen thuộc, đối với các con chim non thường xuyên cho phép bạn trở nên quen thuộc với tính cách và sở thích của từng con, làm cho bạn tiếp cận với chúng dễ dàng hơn và cũng như dễ dàng điều khiển con chim theo ý mình bằng những cử chỉ đơn giản, như ra hiệu bằng tay, hay gọi nó lại gần. Để gọi được con chim, đầu tiên bạn phải đặt cho nó một cái tên đơn giản, với một âm tiết để chim dễ bắt chước.

Chế độ dinh dưỡng 

Thức ăn dinh dưỡng của Vẹt bạn có thể sử dụng tốt nhất là loại theo công thức đóng gói sẵn được sản xuất công nghiệp với nhiều thể dạng như dạng viên, dạng cục hay mảnh vụn. Với loại thức ăn này, bạn không phải mất thời gian và công sức trong việc cho Vẹt ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cần thiết cho nó như các loại ngũ cốc, rau cải, hạt, trái cây, protein, vitamin và khoáng chất. Không những thế, thức ăn cho Vẹt theo công thức còn giúp hạn chế việc chú vẹt của bạn ăn phải những thành phần dinh dưỡng nằm ngoài chế độ dẫn đến sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng.

Nếu sử dụng chai nước, nên thay đổi nước hàng ngày và đầu chai phải được kiểm tra xem có còn hoạt động tốt hay không. Khử nước là vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra trong vòng 1 ngày hoặc 2 nếu nước không có sẵn. Nếu bạn thay đổi từ việc cho chim uống nước trên dĩa sang uống nước bằng chai, phải chắc rằng chim biết cách sử dụng chai trước khi bỏ hẳn đĩa.

Kỹ thuật nuôi Vẹt phải đặc biệt chú ý tới cách phòng bệnh. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi Vẹt phải đặc biệt chú ý tới cách phòng bệnh. Ảnh minh họa

Vệ sinh

Đĩa đựng thức ăn của Vẹt nên được rửa sạch hàng ngày bằng nước xà phòng (nước rửa chén). Không nên để bất cứ loại thực phẩm nào trong lồng quá 24 giờ, hậu quả của phân chim hoặc thực phẩm tồn động như vậy khá nghiêm trọng.

Bệnh thường gặp ở Vẹt

Nuôi Vẹt bạn cần đặc biệt chú ý tới phòng bệnh cho chúng mang theo nhiều mầm bệnh dễ lây. Bệnh đó gọi là psittacosis hay “sốt vẹt”, nhưng nay gọi là ornithosis hay “sốt chim”. Vẹt cũng rất dễ nhiễm nhiều bệnh do vi khuẩn hoặc do virut, hoặc do nấm, ký sinh trùng. Nhiều bệnh dễ lây nhiễm và gây tử vong. Có một vài bệnh đặc trưng cho loài này, còn loài khác lây nhiễm bất cứ bệnh nào. Cách chữa dùng Tetracyline trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống trong thời gian 30-45 ngày

An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang