Những lưu ý về hồ sơ nhập học đại học cho tân sinh viên

author 10:23 20/08/2014

(VietQ.vn) - Sau khi nhận giấy báo nhập học kì thi đại học 2014, các thí sinh đã trúng tuyển vào đại học cao đẳng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ quan trọng và lưu ý đến thời gian nhập học theo quy định của Bộ Giáo dục.

Hầu hết các trường Đại học, cao đẳng đã công bố điểm thi và nhiều trường đã thông báo điểm chuẩn đại học 2014.Đối với những thí sinh lần đầu bước vào cánh cửa trường Đại học gặp phải một số khó khăn về giấy tờ cần thiết phải nộp cho trường mình h. Các thí sinh đã trúng tuyển vào đại học cao đẳng cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ quan trọng và lưu ý đến thời gian nhập học theo quy định của Bộ Giáo dụcọc.

Một số giấy tờ cần thiết cho hồ sơ nhập học Đại học, cao đẳng

- Giấy báo nhập học (bản chính), hồ sơ trúng tuyển có dán ảnh đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu Bộ giáo dục (bản chính).

- CMND ,giấy tạm vắng, sổ đoàn, giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt Đảng (nếu có).

- Giấy khai sinh (bản sao có thị thực), bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. Học bạ THPT (bản sao công chứng).

- Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp.

- Hồ sơ, giấy Chứng nhận ưu đãi, ảnh nhỏ 3x4 hoặoc 4x6. (chuẩn bị tối thiểu 4 ảnh).

- Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sinh hoạt phí, học phí theo mức thu mà nhà trường thông báo.

- Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.

Sinh viên phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết trước khi nhập học Đại học, cao đẳng

Sinh viên phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết trước khi nhập học Đại học, cao đẳng. Ảnh minh hoạ

Lưu ý:

- Giấy báo nhập học phải là bản chính, Bằng tốt nghiệp phải có bản chính và bản sao (có công chứng), bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, trung học chuyên nghiệp hoặc bản chính giấy chứng nhận tốt nghiệp;

- Với giấy khai sinh, sinh viên phải có bản sao chứ các bạn không được photo công chứng. Đối với Hồ sơ trúng tuyển Sinh viên phải ghi đầy đủ tất cả các mục, dán hình có đóng dấu giáp lai và xác nhận của địa phương (theo mẫu do Bộ GD-ĐT phát hành, các bạn có thể chỉ có thể mua tại Sở GD-ĐT ở địa phương bạn học cấp III)

- Với học bạ bạn cần có bản sao (có công chứng, bạn có thể sao học bạ tại trường cấp III bạn đã theo học);

Đối với SV trúng tuyển nhờ xét điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) phải nộp giấy chứng nhận ưu tiên. Giấy chứng nhận diện chính sách: dân tộc ít người, con liệt sĩ, con thương/bệnh binh (kèm bản sao thẻ thương/bệnh binh có công chứng), chứng nhận hộ nghèo… dùng để xét miễn giảm học phí.

Lưu ý xin giấy xin phép tạm vắng ở địa phương để đăng ký tạm trú tại địa phương nơi thuê nhà trọ.

Thời gian nhập học Đại học, Cao đẳng

 Theo quy định của Bộ, thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD&ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.

Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.

Thu Hường (TH)


 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang