Kết luận mới nhất về thảm kịch máy bay MH17 rơi

author 10:55 09/10/2015

(VietQ.vn) - Các chuyên gia độc lập Bellingcat đã chính thức công bố kết quả điều tra cuối cùng về thảm kịch máy bay MH17 rơi ở Ukraine vào ngày 17/7/2014 trên website của nhóm.

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Vào ngày 8/10 vừa qua, trên website của nhóm, các chuyên gia độc lập Bellingcat đã công bố báo cáo đầy đủ và chính thức về quá trình điều tra vụ tai nạn máy bay MH17 rơi ở Ukraine, theo thông tin trên báo Vietnam+. Cụ thể, vụ tai nạn máy bay Boeing 777 của Hãng hàng không Malaysia Airlines xảy ra vào ngày 17/7/2014, khi chuyến bay MH17 từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia), rơi gần thành phố Donetsk (Ukraine) làm 298 người thiệt mạng.

Thảm kịch máy bay MH17 của Malaysia rơi ở Ukraine vào ngày 17/7/2014 đã cướp đi sinh mạng của 298 người

Thảm kịch máy bay MH17 của Malaysia rơi ở Ukraine vào ngày 17/7/2014 đã cướp đi sinh mạng của 298 người

Báo cáo chính thức này khẳng định, máy bay Malaysia MH17 đã bị hệ thống tên lửa phòng không Buk do Nga sản xuất bắn rơi ở miền Đông Ukraine vào ngày 17/7/2014. Theo báo cáo, hệ thống tên lửa phòng không Buk đã được vận chuyển bằng xe tải từ Donetsk đến Snezhoe, và sau đó được đưa đến phía Nam Snezhoe. Khoảng 16h20 ngày 17/7/2014 (theo giờ địa phương), chiếc máy bay Malaysia xấu số đã bị tên lửa bắn hạ.

Tác giả bản báo cáo cho biết hệ thống tên lửa phòng không SAM là Buk 3x2 - theo dòng chữ viết ở mạn phải hệ thống, có thể thấy trong những bức ảnh chụp tại Donetsk, và được công bố trên báo Paris Match của Pháp. Theo Bellingcat, dường như hệ thống Buk thuộc đoàn xe quân sự đi từ Kursk tới Millerovo (tỉnh Rostov) hồi tháng 6/2014.

Theo nhóm chuyên gia Bellingcat, máy bay Malaysia MH17 bị hệ thống tên lửa phòng không Buk bắn hạ

Theo nhóm chuyên gia Bellingcat, máy bay Malaysia MH17 bị hệ thống tên lửa phòng không Buk bắn hạ

Trong khi đó, công ty Almaz-Antey của Nga, chuyên chế tạo hệ thống Buk, đã đưa ra kịch bản thảm họa, theo đó máy bay MH17 bị một quả tên lửa đất đối không bắn hạ, và đó chỉ có thể là tên lửa 9M38M1 được bắn từ hệ thống Buk-M1. Được biết, hiện Nga đã ngừng sản xuất tên lửa cho Buk-M1 năm 1999, đồng thời chuyển giao tất cả các tên lửa còn lại thuộc loại này cho khách hàng quốc tế.

Đáng chú ý, cũng trong thời gian này, báo Lao Động dẫn nguồn tin từ tờ Independent (Anh) ngày 8/10 cho biết nhóm chuyên gia điều tra đã tìm thấy các mảnh tên lửa trong thi thể nạn nhân tử vong vì thảm kịch MH17. Theo lời ông Vasyl Vovk, một quan chức cấp cao của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), người điều tra vụ tai nạn máy Malaysia MH17 bị bắn rơi suốt gần một năm qua, nhấn mạnh: "Những mảnh vỡ tìm thấy trong thi thể nạn nhân và xác máy bay giống như mảnh vỡ tên lửa BUK đã được đưa cho chuyên gia để nghiên cứu so sánh.”

Được cho là yếu tố thay đổi cục diện tình hình Ukraine, thảm kịch máy bay MH17 rơi đã khiến quan hệ Nga – phương Tây thêm căng thẳng

Được cho là yếu tố thay đổi cục diện tình hình Ukraine, thảm kịch máy bay MH17 rơi đã khiến quan hệ Nga – phương Tây thêm căng thẳng

Theo ông Vovk, có bằng chứng cho thấy tên lửa BUK "được những kẻ khủng bố ra lệnh bắn đi", và "các chính trị gia Nga và quan chức quân đội cấp cao biết rằng tên lửa đã được đưa tới Ukraine vào tháng 7/2014, nhằm mục tiêu bắn hạ máy bay. Tuy nhiên, nhóm phối hợp điều tra vụ tai nạn MH17 cho hay, các kịch bản khác cũng không thể loại trừ.

Được biết, vào ngày 13/10 tới đây, Uỷ ban điều tra chung và Uỷ ban An toàn Hà Lan sẽ công bố kết quả điều tra nguyên nhân vụ bắn hạ máy bay MH17, làm toàn bộ 298 người trên khoang thiệt mạng. Kết quả vụ điều tra hình sự dự kiến sẽ được công bố nhằm đưa những đối tượng chịu trách nhiệm ra trước công lý.

Trịnh Thịnh (T/h)

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang