Mẹ bầu bị béo phì, trẻ có thể mắc bệnh bại não bẩm sinh

authorThu Thảo 06:15 12/03/2017

(VietQ.vn) - Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Đại học Michigan (Mỹ), phụ nữ bị béo phì khi mang thai có thể làm tăng khả năng trẻ mắc bệnh bại não.

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Đại học Michigan (Mỹ) và viện Karolinska (Thụy Điển), phụ nữ bị béo phì khi mang thai có thể làm tăng khả năng trẻ bị bại não.

Theo giáo sư Eduardo Villamor, người dẫn dắt nhóm nghiên cứu, người mẹ càng nặng cân càng có nguy cơ sinh con mắc chứng rối loạn thần kinh dẫn đến mất hoặc suy giảm chức năng vận động. Ông cho biết: “So với những phụ nữ có cân nặng bình thường, tỉ lệ sinh con mắc bệnh này ở phụ nữ thừa cân lên đến 22% và phụ nữ béo phì là gấp đôi.”

Mặc dù khoa học đã có sự phát triển vượt bậc, nhưng tỷ lệ trẻ bị bại não vẫn tăng lên. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Michigan đã nghiên cứu những trẻ sinh ra tại Thụy Điển từ năm 1997 đến năm 2011, trong số 1,4 triệu trẻ được sinh ra, có 3029 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh bại não. Theo một nghiên cứu sâu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, tại Mỹ và Anh cứ 400 trẻ thì có 1 trẻ mắc bệnh do ảnh hưởng từ việc béo phì.

Chỉ số khối cơ thể (BMI) ở phụ nữ thừa cân từ 25 đến 29,9 và phụ nữ béo phì từ 30 trở lên. Trong khi đó, số phụ nữ có chỉ số BMI từ 35 trở lên trên toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến 2010. Ở Mỹ, khoảng một nửa số phụ nữ có thai bị thừa cân hoặc béo phì trong lần khám thai đầu tiên.

bệnh bại não

 Béo phì ở mẹ có thể là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh bại não

Giáo sư Eduardo Villamor và các cộng sự chỉ ra sự thừa cân béo phì của người mẹ làm tăng nguy cơ ngạt sơ sinh ở trẻ sinh đủ tháng, giải thích cho sự tiến triển của bệnh bại não trong tương lai. Đối với trẻ sinh thiếu tháng, nguy cơ này hiển nhiên vẫn tiềm ẩn.

 Bại não (hay liệt não) là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển cử động bị tổn thương nên người bệnh không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường. Triệu chứng diễn ra từ nhẹ tới nặng, gồm cả những dạng thức tê liệt.

Rất nhiều trẻ bị bại não thường có kèm theo các tình trạng bệnh khác cần phải được điều trị. Trong những vấn đề đó có vấn đề chậm trí; rối loạn khả năng học tập; động kinh; và những vấn đề về thị giác, thính giác và ngôn ngữ.

Bệnh bại não thường được chẩn đoán khi trẻ lên 2 đến 3 tuổi. Khoảng 2 đến 3 trẻ trong khoảng 1.000 trẻ ở độ tuổi lên ba mắc bệnh bại não. Theo số liệu của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Việt Nam có khoảng từ 5 - 7% trẻ em tàn tật ở độ tuổi dưới 15, trong đó trẻ em tự kỷ và bại não chiếm khoảng trên 40%.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác khiến trẻ mắc bệnh bại não. Trước khi sinh mẹ bị mắc một số bệnh cảm cúm, nhiễm virut nặng, bị bệnh tiểu đường hoặc ngộ độc một số độc tính khác. Trường hợp trẻ bị dây rốn quấn cổ làm thiếu oxy não của thai nhi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng bại não ở trẻ.

Trong khi sinh trẻ bị ngạt thở hoặc bị một vài sang chấn sản khoa như giác hút, đẻ khó... hay những trẻ sinh non, cân nặng quá ít cũng là nguyên nhân dẫn đến bại não.

Sau khi sinh các bé có thể bị tổn thương não do các tác động bên ngoài như tai nạn, va đập, đau ốm không được xử lý đúng cách hoặc một số trường hợp là do nhiễm độc tố từ các chất độc hóa học gây nên.

Phí và lệ phí khi cấp quyền sử dụng đất(VietQ.vn) - Liên quan đến phí và lệ phí cấp quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất sẽ phải có nghĩa vụ nộp một hoặc một số khoản tài chính theo quy định của Luật đất đai 2013.

Thu Thảo (theo Dailymail)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang