Mô hình chất lượng toàn diện trong giáo dục tiểu học Ấn Độ

author 12:05 25/06/2014

(VietQ.vn) – Ấn Độ đang nỗ lực phát triển mô hình giáo dục toàn diện bắt đầu từ bậc tiểu học để đánh giá quá trình học tập thông qua các con số và kỹ năng xã hội của các em.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Học tập chiến lược quản lý chất lượng toàn diện (TQM) trong giáo dục tại Anh và Mỹ, Ấn Độ đang có những bước đi mới trong cải thiện chất lượng giáo dục bắt đầu từ bậc tiểu học.

Trong mô hình cải cách chất lượng giáo dục bậc tiểu học toàn diện của Ấn Độ, chính phủ nước này tập trung mạnh mẽ trong việc cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cấp giáo viên, phát triển cơ sở hạ tầng (phòng học, sách giáo khoa, học cụ, môi trường sinh hoạt vui chơi giải trí…).

Giao duc tieu hoc An Do Mô hình chất lượng giáo dục toàn diện ở Ấn Độ bắt đầu từ bậc tiểu học

Riêng đối với năng suất chất lượng giáo dục của học sinh, nhà trường không chỉ đánh giá dựa trên kết quả học tập mà còn đánh giá thông qua kỹ năng xã hội như tương tác với bạn bè, với cha mẹ, xã hội; cùng các kỹ năng mềm khác như thuyết trình, lãnh đạo, làm việc nhóm...

Chương trình thí điểm được chọn trong chiến lược giáo dục này được bắt đầu tại các trường tiểu học bang Karnataka, là một trong bốn bang rộng lớn ở phía nam Ấn Độ. Với các tiêu chuẩn chính trong việc cải tiến năng suất giáo dục bậc tiểu học, gồm: tư duy hệ thống tại nhà trường, thiết lập cấu trúc phân cấp, phát triển nhân lực (giáo viên, lãnh đạo cấp trường), đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh và đánh giá quá trình học tập của các em.

Theo các chuyên gia Ấn Độ, hệ thống giáo dục thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng, đặc biệt là giáo dục bậc tiểu học. Bởi, đây được xem là bệ đỡ để các em có thể phát triển tài năng và kỹ năng cho các bậc học cao hơn.

Giao duc tieu hoc An Do 2 

Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng trong mô hình chất lượng giáo dục Ấn Độ

Chính vì thế, nỗ lực gần đây của chính phủ Ấn Độ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học là có xu hướng dựa vào cải cách chính sách giáo dục quốc gia, được xây dựng trên các kết quả nghiên cứu phong phú về giáo dục cho học sinh. Hầu hết các nỗ lực cải cách tập trung vào chất lượng đào tạo của giáo viên, học sinh, nâng cao cơ sở hạ tầng và những phát kiến mới trong giáo dục trẻ.

Ví dụ, trong chương trình giảng dạy và học tập tiếng Anh bậc tiểu học, các em sẽ được học tiếng Anh theo từng cấp độ từ cơ bản đến sử dụng thành thạo ngữ pháp và hệ thống từ vựng cho phép.

Hoc tieng anh bac tieu hoc an do  Tiếng Anh là môn học nằm trong mô hình chất lượng giáo dục toàn diện của Ấn Độ

Tiếp theo, sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học, học sinh sẽ được nắm rõ các khía cạnh như: Biết lựa chọn quần áo thích hợp; vệ sinh cá nhân tốt; có kỹ năng tập thể dục thể chất; có kỹ năng ứng xử với bạn bè, gia đình, xã hội; nhận biết được tài năng và phát huy trong tương lai.

Ngoài ra, chất lượng giáo dục còn được thể hiện ở khía cạnh, nha trường và giáo viên có khả năng tạo hứng thú và đam mê của các em với học tập. Làm sao để các em muốn đến trường; thích thú và hăng say với các bài giảng của giáo viên; làm bài tập về nhà đầy đủ; học sinh học vượt môn học; và thường xuyên sử dụng kho sách trong thư viện để tham khảo và học tập.

Chính phủ Ấn Độ hi vọng, thông qua chương trình này, ‘mầm non tương lai’ của đất nước sẽ sớm định hướng con đường phát triển bản thân, phát huy tài năng và nắm bắt thuần thục những kỹ năng xã hội. Để nững trẻ từ 6 đến 11 tuổi chính thức trở thành những thế hệ có ích cho cộng đồng, quốc gia.

Trang Ly


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang