Mổ xẻ vũ khí đánh chặn ‘có một không hai’ trên thế giới của Nga

author 21:00 21/02/2018

(VietQ.vn) - Máy bay đánh chặn lớn nhất hành tinh Tu-128 là vũ khí do Nga chế tạo với khả năng mang theo tối đa tới 13,6 tấn nhiên liệu và hoạt động liên tục nhiều giờ liền không ngừng nghỉ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Nhằm đáp ứng cho nhiệm vụ phòng không tầm xa, bảo vệ lãnh thổ Nga rộng lớn, Cục thiết kế Tupolev đã tạo mẫu máy bay đánh chặn "có một không hai" trong lịch sử đó là Tu-128 với kích cỡ lớn bằng cả máy bay ném bom.

Được thiết kế từ những năm 50 của thế kỷ trước, loại máy bay đánh chặn nặng nhất thế giới này chính thức được tung cánh bay thử nghiệm thành công từ năm 1961. Nhiệm vụ chủ yếu của Tu-128 là đánh chặn oanh tạc cơ hạng nặng tầm cao bay chậm của phương Tây trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tổng lực.

 

 Máy bay Tu-128 của Nga là vũ khí lớn nhất hành tinh. Ảnh: Kiến thức

 

Với công nghệ thời bấy giờ, để tạo ra các máy bay tầm xa không có cách nào khác là tăng kích thước để mang động cơ lớn cũng như nhiên liệu và vũ khí nhiều hơn. Đó là lý do khiến tiêm kích Tu-128 lại to khủng khiếp tới vậy.

Vũ khí này nó trọng lượng rỗng lên tới 24,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 43,7 tấn, lớn hơn cả một số loại máy bay ném bom chiến lược thời bấy giờ.  Với khả năng mang theo tối đa tới 13,6 tấn nhiên liệu, máy bay đánh chặn Tu-28 hoạt động được tới 3 tiếng đồng hồ liên tục không nghỉ. 

Tu-128 có chiều dài 30,06 mét, sải cánh rộng 17,53 mét và có diện tích mặt cánh 96,94 mét vuông. Thiết kế của Tu-128 là cực kỳ "dị" so với bất cứ loại phản lực tiêm kích nào từ trước tới nay.

Được trang bị 2 động cơ AL-7F-2, tiêm kích Tu-128 có thể đạt tốc độ tối đa 1665 km/h khi mang đầy đủ vũ khí và đạt tốc độ lên tới 1920 km/h khi không mang vũ khí. Khi mang theo tối đa vũ khí, loại phi cơ này vẫn có thể đạt tầm bay tối đa lên tới 2500 km.

Trần bay tối đa của Tu-128 theo lý thuyết là 20.000 mét. Tuy nhiên, thực tế phi cơ này chỉ leo được tới độ cao tối đa 15.600 mét. Tu-128 chỉ có 4 giá treo vũ khí, cho phép nó mang theo được các loại tên lửa dẫn đường không đối không hoặc các tên lửa hành trình.

Vũ khí ‘ánh sáng chết chóc’ đáng sợ nhất thế giới của Mỹ(VietQ.vn) - Súng trường bắn tỉa Barrett M82 là vũ khí nạp đạn bằng cơ chế nòng giật giúp nó tiêu diệt được nhiều mục tiêu đáng gờm.

Do có khả năng bay quá lâu, tầm hoạt động quá rộng nên Tu-128 không được trang bị tính năng mang theo bình xăng phụ. Loại tiêm kích đánh chặn này cũng không hề được trang bị súng máy hay pháo.

Tổng cộng đã có 198 chiếc Tu-128 từng được Liên Xô sản xuất. Loại phi cơ tiêm kích này cũng được cho nghỉ hưu hoàn toàn sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

Ngoài ra, máy bay được trang bị 4 tên lửa không đối không Molniya R-4 (NATO định danh: AA-5 Ash) được gắn dưới giá treo ở hai cánh. Do được thiết kế để diệt mục tiêu tầm trung đến tầm xa, chiến đấu cơ này không mang pháo để cận chiến. Các biến thể sau được bổ sung thêm tên lửa dẫn đường bằng laser và hồng ngoại. Tu-128 không cần sử dụng thùng nhiên liệu phụ để tăng thời gian bay.

Biến thể đầu tiên của Tu-128 được NATO định danh là "Fiddler-A", trong khi  mẫu vận hành chủ yếu được gọi là " Fiddler-B". Biến thể Tu-128UT có 3 chỗ ngồi được dùng để huấn luyện, biến thể nâng cấp Tu-28M ra mắt năm 1979 được trang bị thêm hệ thống radar dò tìm trên không và các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu tầm thấp.

Ngoài ra, OKB Tupolev còn đề xuất chế tạo thêm các mẫu khác như Tu-28A, Tu-28-80, Tu-28-100, Tu-138 và Tu-148 nhưng tất cả đều bị hủy. Trong thời gian biên chế, Tu-128 chỉ triển khai tác chiến một lần duy nhất để phá hủy khinh khí cầu do thám của NATO.

Tiêm kích Tu-128 chưa từng được xuất khẩu ra nước ngoài, chỉ được biên chế trong PVO trước khi bị thay thế bằng các tiêm kích tốt hơn như MiG-31 hay Su-27 vào năm 1990.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang