Ăn quá nhiều dứa có thể gây sảy thai ở bà bầu

author 15:11 11/06/2015

(VietQ.vn) - Ngộ độc dứa dễ gặp ở những người quá nhạy cảm, phụ nữ có thai, triệu chứng của ngộ độc dứa thường xuất hiện sau khi ăn chừng 30 phút tới 1 giờ.

Sự kiện:

Dứa là một loại trái cây miền nhiệt đới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng rất tốt dể làm đẹp vừa trị được nhiều bệnh. Ngoài ra, dứa còn giúp tăng sức đề kháng, tăng quá trình phát triển xương, sụn…  giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn dứa cũng tốt, đối với một số người ăn dứa dẫn tới nguy hiểm khôn lường, ngộ độc thậm chỉ tử vong. Một trong những đối tượng không nên ăn dứa là phụ nữ có thai.

Theo các tài liệu khoa học chỉ ra rằng, trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao. Khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa.

Ngộ độc dứa tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ có thai

Ngộ độc dứa tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ có thai

Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm. Ngoài ra, nước ép từ dứa xanh cũng có thể gây nguy hiểm. Tuy nước ép dứa ngon ngọt, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể dẫn tới nôn, tiêu chảy, thậm chí là phát ban trên cơ thể, theo báo Người đưa tin.

BSCK II Đinh Thị Kim Liên (nguyên giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ dứa có thể gây ngộ độc nhưng tỷ lệ này rất hiếm. Nguyên nhân không phải như nhiều người nghĩ do rắn nhả nọc độc vào quả dứa mà là nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín. Cây dứa mọc thấp nên dễ bị nhiễm khuẩn. Trong quá trình thu hái và vận chuyển, quả dứa cũng thường được xếp chồng dưới đất, nếu quả nào bị dập, thối thì loại nấm này sẽ xâm nhập vào bên trong. Đó chính là nguyên nhân gây ngộ độc.

Triệu chứng của ngộ độc dứa thường xuất hiện sau khi ăn chừng 30 phút đến 1 giờ, người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người và gãi đến sướt da chảy máu vẫn không đỡ. Ngay sau đó bệnh nhân cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn khắp người. Về tiêu hóa, người bệnh có các triệu chứng thường gặp trong ngộ độc thức ăn như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Thông thường các biểu hiện trên có thể qua đi sau 2- 3 giờ nhưng cũng có trường hợp nặng bệnh có thể diễn biến nguy kịch, có bệnh cảnh sốc dị ứng: mạch nhanh, huyết áp hạ, chân tay lạnh, theo báo Infonet.

Chính vì thế, theo BS Liên đối với phụ nữ mang bầu khi sức đề kháng cơ thể không tốt nên cẩn trọng, đặc biệt đối với dứa thì nên ăn từng ít một để lắng nghe phản ứng của cơ thể. Với những bà bầu bị dạ dày thì tuyệt đối tránh loại quả này. Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi và nguyên lành, không ăn dứa dập nát, hỏng thối.

Phương Khanh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang