Nhà ở và những nguy hại không ngờ

author 07:26 15/10/2014

(VietQ.vn) - Chúng ta thường dành 90% quỹ thời gian của bản thân ở nhà. Thế nhưng, không khí trong nhà lại khiến cơ thể người hít phải hơn 900 hóa chất, hạt phân tử và nhiều vật liệu sinh học rất dễ gây độc hại cho sức khỏe cộng đồng.

Nấm mốc

Nấm mốc có ở mọi nơi. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến chất lượng không khí trong nhà trở nên nghèo nàn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Gần đây, một cuộc khảo sát người tiêu dùng YouGov (Anh) cho thấy, 58% số người được hỏi đều cho biết trong nhà họ chứa nấm mốc, 19% trong số đó đã từng gặp vấn đề về hô hấp và da. 

Nấm mốc trong nhà dễ gây độc hại cho sức khỏe con người

Nấm mốc trong nhà dễ gây độc hại cho sức khỏe con người. Ảnh minh họa

Vào mùa đông, cửa sổ trong các căn nhà thường đóng kín đã tạo điều kiện cho nấm mốc ngưng tụ và phát triển. Nấm mốc xuất ra chất gây dị ứng, kích thích và nhiều chất độc hại khác gây rối loạn hệ thống miễn dịch như hen suyễn và dị ứng. 

Bụi bẩn

Bụi bẩn tiềm ẩn ở mọi nơi, đôi khi nó còn chứa cả bọ ve. Bọ ve trong bụi bẩn tương tự nằm như trên giường hoặc trong một tấm thảm khổng lồ dễ gây bệnh hen suyễn, eczema và hắt hơi. Khoảng 20% người dân bị dị ứng với bọ ve trong bụi.

Bụi bẩn cũng tiềm ẩn rất nhiều độc chất trong nhà ở

Bụi bẩn cũng tiềm ẩn rất nhiều độc chất trong nhà ở. Ảnh minh họa

Ví dụ, một chiếc gối sau 2 năm đầy bụi bẩn chứa 10% xác bọ ve chết và phân của chúng. Vì vậy, việc thay thế gối, đệm cotton, chăn bông, mở cửa sổ, hút bụi đồng thời phủi bụi bằng khăn ẩm cũng sẽ giúp hạn chế bụi bẩn và mầm bệnh. 

Rệp

Tất cả cộng đồng đều không bận tâm đến việc rệp vẫn đang ngày đêm đục rúc vào các đồ dùng trong nhà mặc dù chúng khá phổ biến vào mùa hè và có thể gây hại bất cứ lúc nào.

Rệp tiềm ẩn trong nhà cũng là một trong những độc chất nguy hại

Rệp tiềm ẩn trong nhà cũng là một trong những độc chất nguy hại. Ảnh minh họa

Rệp thường đốt trên da khi người đang ngủ để hút máu khoảng 10-15 phút. Sau đó, chúng sẽ tìm nơi ẩn nấp trong khi người bị cắn bắt đầu có dấu hiệu ngứa. Giải pháp hữu hiệu nhất trong trường hợp này là nên tìm hiểu ý kiến chuyên gia. 

Theo ông Peter Howarth, giáo sư y khoa Dị ứng và đường hô hấp tại Đại học Southampton (Anh) khuyến cáo, phòng tắm dễ gây ngưng đọng ẩm ướt nhất, vì vậy cộng đồng nên để thoáng khí nhằm hạn chế nguy cơ bào tử nấm mốc phát triển. 

Sử dụng sản phẩm làm sạch thân thiện với môi trường cũng là một phương pháp tốt vì một số chất tẩy rửa hàng ngày chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có thể gây nguy hiểm cho đường hô hấp. 

Ngoài ra, người tiêu dùng cần thường xuyên kiểm tra sàn gỗ, thảm chứa bụi bẩn, lông, vi khuẩn, … nhằm loại bỏ các chất độc hại khỏi căn nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Linh Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang