Những thương hiệu Việt chinh phục thế giới

author 08:37 09/04/2014

(VietQ.vn) - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đi lên bằng kinh nghiệm dày dạn, sáng kiến đột phá cùng khát vọng ở tầm chiến lược, từng bước chinh phục các thị trường quốc tế.

1. Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk)

 

 

vinamilk

 

S kiện "siêu nhà máy" sản xuất sữa bột của Vinamilk đi vào hoạt động đã nâng cao vị thế và ghi dấu ấn Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp sữa thế giới. Trong định hướng chiến lược giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2020, Vinamilk sẽ trở thành Tập đoàn sản xuất sữa lớn của Việt Nam và khu vực. Hiện các sản phẩm sữa của Vinamilk đã có mặt tại 26 quốc gia trên thế giới, 50% sản lượng sữa bột được xuất khẩu ra nước ngoài, chiếm 70% tỷ trọng xuất khẩu của công ty.Vinamilk đã hợp tác với ba tập đoàn hàng đầu châu Âu để nghiên cứu và ứng dụng khoa học dinh dưỡng, đặc biệt về công nghệ vi sinh là DSM và Tập đoàn Lonza đều đến từ Thụy Sĩ; Tập đoàn Chris Hansen (Đan Mạch) để cho ra mắt các sản phẩm đặc trưng như sữa chua ăn Probeauty, Vinamilk Probi... 

Nhiều năm qua Vinamilk liên tục được nhận giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế. Năm 2010, Vinamilk được Tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á. Vinamilk đang xúc tiến mở rộng thị trường quốc tế, hiện thực hóa mục tiêu doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2017, trở thành một trong 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới.

2. Tập đoàn Trung Nguyên

 

trungnguyen

 

 

Ôg Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên: Chúng tôi có ba mục tiêu: Thứ nhất, đưa Trung Nguyên trở thành thương hiệu toàn cầu. Tiếp đến là đưa cà-phê vào kỷ nguyên mới với một "tuyên ngôn" cà-phê trong đó có phát kiến về định vị trung tâm của Việt Nam, dự án xây dựng "thánh địa" cà-phê toàn cầu và chuỗi ngành cà-phê mang lại 20 tỷ USD/năm cho ngành cà-phê Việt Nam và cuối cùng là nỗ lực hết mình cho khát vọng một Việt Nam hùng mạnh, có ảnh hưởng trên toàn cầu. Không ngừng theo đuổi và hoàn thiện học thuyết cà-phê, một hệ thống quy luật, nguyên tắc, lý luận mà giá trị trung tâm là "sáng tạo có trách nhiệm", Trung Nguyên hướng đến sự phát triển hài hòa, thịnh vượng và bền vững.

Các dự án hiện thực hóa học thuyết này đang khởi động những bước đầu như dự án "thánh địa" cà-phê toàn cầu, là một siêu dự án phức hợp (Complex Mega Project) tạo ra một địa bàn thể hiện tinh thần cà-phê toàn cầu tại tỉnh Đác Lắc; dự án cà-phê tiên phong tại Mỹ nhằm truyền bá giá trị "Sáng tạo có trách nhiệm" với mong muốn đóng góp vào quá trình dịch chuyển chiến lược quốc gia của Mỹ phục vụ cho hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới.

3. Công ty Cổ phần FPT

Phó Tổng Giám đốc FPT, ông Nguyễn Thế Phương khẳng định “FPT đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ thông minh (smart services) toàn cầu”. Dự kiến đến năm 2015, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ra nước ngoài sẽ đóng góp khoảng 30% tổng lợi nhuận của FPT, từ mức 8% trong nửa đầu năm 2013.Để đạt được điều đó, FPT phát triển theo ba hướng chính: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh trên các lĩnh vực cốt lõi mà FPT có thế mạnh là công nghệ thông tin và viễn thông. Thứ hai, tập trung đẩy mạnh phát triển tại các thị trường bên ngoài Việt Nam. Thứ ba, đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu FPT được nhiều người tin dùng. 

Cả thế giới đang dịch chuyển từ mô hình máy chủ- máy trạm (Client Server) sang công nghệ di động (Mobility), điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data). Điều này có nghĩa là Việt Nam có cơ hội để cùng đứng chung với cả thế giới trong cuộc đua dịch chuyển này.

4. Tập đoàn Vingroup

 

vincom mega hallVincom Mega Hall là một trong những công trình tiêu biểu của Tập đoàn Vincom

 

Vingroup là một trong những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực du lịch và bất động sản (BĐS) cao cấp với hai thương hiệu chiến lược là Vinpearl và Vincom. Bằng những nỗ lực không ngừng, sau 10 năm, Vincom đã trở thành thương hiệu uy tín về BĐS cao cấp với hàng loạt các tổ hợp trung tâm thương mại - văn phòng - căn hộ cao cấp ở vị trí đắc địa của những khu đô thị phức hợp lớn, dẫn đầu cho xu thế đô thị thông minh - sinh thái tại Việt Nam. Vinpearl cũng nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những "cánh chim đầu đàn" của ngành du lịch với chuỗi các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên giải trí, sân golf... đẳng cấp năm sao và trên năm sao quốc tế. Bên cạnh hai thương hiệu chiến lược, Vingroup tiếp tục mở rộng sang lĩnh vực y tế với thương hiệu Vinmec; giáo dục với thương hiệu Vinschool và chăm sóc sức khỏe với thương hiệu Vincharm.

Vingroup cũng từng nhận được những giải thưởng uy tín và được mời làm thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế hàng đầu.

5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)

 

viettinbank

 

VietinBank đã đạt được tầm vóc đáng tự hào, là NHTM Việt Nam có quy mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất, giá trị thương hiệu cao tại thị trường Việt Nam, các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế, với dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 468 nghìn tỷ, dẫn lời ông Nguyễn Văn Thắng, Tổng giám đốc VietinBank.Năm 2012, tổng tài sản của VietinBank vượt 503 nghìn tỷ đồng (bình quân tăng trưởng 34%/năm), với hệ thống mạng lưới rộng lớn trong nước và ba chi nhánh nước ngoài tại Frankfurt, Berlin (Đức), Viêng-chăn (Lào)... Hiện VietinBank đã thực hiện thành công chuyển đổi hoạt động theo mô hình cổ phần: tốc độ tăng vốn điều lệ nhanh, cơ cấu cổ đông đa dạng và lớn mạnh nhất Việt Nam với cổ đông chiến lược là ngân hàng hàng đầu thế giới - Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (BTMU) và tổ chức tài chính quốc tế uy tín IFC.

Với mục tiêu đạt các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, VietinBank không ngừng hoàn thiện các cơ chế, quy chế, chú trọng công tác quản trị nội bộ, quản trị rủi ro, luôn đầu tư đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa.

6. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)

Theo lời ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dẹt may Việt Nam Vinatex thì, gần đây người ta nói nhiều đến tái cơ cấu doanh nghiệp như một lối thoát khủng hoảng kinh tế. Nhưng với Vinatex, việc làm được coi là trọng tâm đổi mới chiến lược phát triển này đã được thực hiện trong suốt 15 năm qua. Nhờ vậy, cái được lớn nhất của ngành cũng như của Tập đoàn là hội nhập sâu và rộng vào thị trường quốc tế, bước đầu khẳng định được vị trí là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm sút, nhập khẩu hàng may mặc của các thị trường truyền thống giảm thì xuất khẩu dệt may (DM) của ngành và Tập đoàn sang các quốc gia này vẫn ổn định, thậm chí còn tăng. Trong sáu tháng năm 2013, xuất khẩu toàn ngành đạt 7,89 tỷ USD, tăng 15,39% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục đứng trong top 5 các quốc gia xuất khẩu DM lớn nhất thế giới. Trong đó, Vinatex đóng góp hơn 16% kim ngạch, tiếp tục là đơn vị nòng cốt, đi đầu của ngành DM Việt Nam.

7. Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan)

Theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan, mô hình phát triển và chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) của Vissan đã được nghiên cứu từ ý kiến tranh luận của lãnh đạo công ty, đội ngũ quản lý trẻ và kể cả sự đóng góp của các chuyên gia. Điểm nhấn quan trọng ở đây là sự kế thừa những giá trị vốn có với sự đổi mới tư duy trong bối cảnh cạnh tranh và những xu hướng mới.Là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trước những thách thức của suy thoái kinh tế, Vissan luôn giữ được sự tăng trưởng ổn định, hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu bình ổn thị trường, giữa phát triển con người và tái đầu tư, giữa tính chuyên nghiệp học hỏi các mô hình quản trị phương Tây và tinh thần Việt Nam của một thương hiệu được xem là lâu đời, hình thành từ thập niên 70 của thế kỷ 20.

Đứng trước thách thức lớn của hội nhập và toàn cầu hóa, không ít doanh nghiệp Việt Nam thúc thủ chờ cơ hội sáp nhập với các tập đoàn đa quốc gia, không ít công ty vốn nhà nước đã đánh mất chính mình, hay mất phương hướng... Vissan vẫn giữ vững uy tín, tích lũy nâng cao giá trị và luôn phát triển.

8. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)

 

viettel

 

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu.Chiến lược đầu tư nước ngoài của Viettel đã có những thành công bước đầu. Những mạng di động do Viettel khai trương sau hai năm như Metfone ở Campuchia, Unitel ở Lào đều đã trở thành mạng viễn thông lớn nhất tại quốc gia đó.

Năm 2012, Unitel trở thành đại diện đầu tiên của Lào chiến thắng ở một giải thưởng viễn thông quốc tế, trở thành hãng viễn thông tốt nhất thị trường đang phát triển do giải thưởng World Communication Award (WCA) 2012 bình chọn. Đặc biệt, mạng di động Movitel tại Mozambique mới khai trương chính thức được năm tháng cũng đã được cộng đồng châu Phi đánh giá cao, trở thành doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông khu vực nông thôn tại giải thưởng Africa Communication Award 2012.

9. Công ty chế biến thủy sản Gò Đàng (GODACO SEAFOOD)

 

GODACOSEAFOODGodaco Seafood hiện đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc,

Hoa Kỳ, Úc, các nước Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á

 

Công ty cổ phần Gò Đàng – tên giao dịch là GODACO SEAFOOD được thành lập từ tháng 8 năm 1998 với chức năng là kinh doanh, sản xuất chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, tọa lạc tại khu công nghiệp Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang. Tổng vốn đầu tư toàn công ty đến nay là 6 triệu đôla Mỹ.Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu luôn đối mặt với những thách thức, những rào cản về kỹ thuật công nghệ, về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản của các nhà nhập khẩu trên thế giới. Mục tiêu của GODACO SEAFOOD là nâng cao sức cạnh tranh, tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản. Để làm được điều đó, công ty đã từng bước cải tiến kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị hiện đại của các nước có nền công nghệ tiên tiến.

Đến nay, công ty đã có được 4 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với hầu hết thiết bị công nghệ cao của Nhật Bản, EU. Tổng công suất chế biến của 4 nhà máy đạt 15,000 tấn thành phẩm/năm. Các sản phẩm của công ty đã được khẳng định thương hiệu và hiện đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc, các nước Châu Âu, Nam Mỹ và Châu Á….

10. Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Corp)

Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam (gọi tắt là Vinasun Corp) được chínhthức thành lập vào ngày 17/07/2003. Với số lượng hơn 6.000 nhân viên (tính đến tháng 7/2008), Vinasun Corp tự hào có được 1 đội ngũ nhân viên đoàn kết, năng động và đầy nhiệt huyết. Tháng 10/2007, Vinasun Corp quyết định hợp tác với các cổ đông chiến lược như: Temasek Holdings, Prudential, Satra… nhằm xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp với tình hình hiện tại. Bằng kinh nghiệm và tiềm lực tài chánh của mình, các cổ đông chiến lược đã giúp Vinasun Corporation phát triển ở một tầm cao mới.

Với doanh thu hàng năm hơn 500 tỷ đồng cùng với tốc độ phát triển tương đối cao của các ngành mà Vinasun Corp đang hoạt động, chúng tôi đang dần trở thành một công ty chuyên nghiệp, phát triển nhanh và vững mạnh trên thị trường. Trung tâm Du lịch lữ hành Vinasun Travel bao gồm lữ hành nội địa và quốc tế, đã được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ (ASTA), Hiệp hội du lịch Nhật Bản (JATA), thành viên phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Vinasun Travel cũng được Sở du lịch phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng bình chọn là “Thương hiệu yêu thích 2005”. Trong năm 2009, Vinasun tiếp tục tăng cường phát triển thêm các tuyến du lịch trong và ngoài nước để đáp ứngnhu cầu của khách hàng.  

 

Thu Trang (th)

 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang