Sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc trong chế biến thực phẩm phạt thế nào?

author 09:46 30/03/2017

(VietQ.vn) - Trường hợp vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm có thể bị xử phạt đến 100.000.000 đồng.

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Nguyễn Danh (Hưng Yên): Tôi xin hỏi hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị xử phạt thế nào?

Sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc trong chế biến thực phẩm phạt thế nào?

Sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc trong chế biến thực phẩm có thể bị phạt đến 50 triệu đồng. Ảnh minh họa 

Trả lời:

Theo điều 5 Luật An toàn thực phẩm quy định về hành vi bị cấm:

Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý thế nào?(VietQ.vn) - Trường hợp nam thanh niên đã bị xử lý hành chính mà vẫn không chấp hành, thì có thể bị khởi tố, chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Về xử phạt:

Theo Điều 7 Nghị định 178/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

4. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 3 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Hoàng Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang