Tăng năng suất cây trồng vùng ngập mặn với phân bón có Silic

author 18:19 03/11/2015

(VietQ.vn) - Các vùng bị xâm nhập mặn nên dùng các loại phân bón có chứa Silic (SiO2) để làm giảm nồng độ các yếu tố độc hại như sắt, mangan và nhôm trong đất để rễ cây trồng như lúa, mía và lúa mạch kháng với điều kiện sốc muối.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Các vùng bị xâm nhập mặn nên dùng các loại phân bón có chứa Silic (SiO2) để làm giảm nồng độ các yếu tố độc hại như sắt, mangan và nhôm trong đất để rễ cây trồng như lúa, mía và lúa mạch kháng với điều kiện sốc muối, hoặc phân bón lá, tránh dùng quá nhiều đạm, NPK  sẽ dẫn đến ngộ độc hữu cơ.

Vì SiO2 giúp điều chỉnh các chất dinh dưỡng bằng cách kích thích cho cây tạo a xít béo không no ở tỷ lệ phù hợp giúp giảm sự vận chuyển muối trong cây, giữ cho ion ở mức cân bằng với mức bình thường và làm cho tế bào cây trồng giữ ở mức ổn định. Cây trồng khi hấp thụ SiO2 sẽ giúp cho quá trình vận chuyển nước vào cây hiệu quả hơn, các dinh dưỡng trung và vi lượng cao hơn cây trồng không bón SiO2 trong điều kiện nhiễm mặn.

Sử dụng phân bón có SiO2 cho đất lúa ngập mặn: Tăng năng suất và sản lượng

Sử dụng phân bón có SiO2 cho đất lúa ngập mặn giúp tăng năng suất và sản lượng

Ở vùng đất nhiễm mặn, cây lúa khi bón SiO2 sẽ có tỷ lệ phát triển tốt hơn, vì khi sử dụng SiO2 thì lượng muối trong cây ít hơn, khả năng quang hợp cao hơn so với cây không bón SiO2.

Trên thị trường có các dòng sản phẩm phân bón khoáng kết hợp SiO2 sử dụng cho các loại cây trồng trên các vùng đất khác nhau. Vì thế nông dân ở vùng đất nhiễm mặn nên bổ sung thêm SiO2 bên cạnh việc dùng phân thông thường sẽ giúp tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh, cây được cung cấp đủ Silic (SiO2) sẽ tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng P và N, đều tăng năng suất…

Để có được 1 tấn thóc, cây lúa hút khoảng 18 - 20 kg N thì có đến 80 kg Si02. Cũng có tài liệu khác nói là 103 kg Si02. Đặc biệt trong vỏ trấu chiếm đến 27 kg Silic/1 tấn thóc.

Như vậy là cây hút Silic còn nhiều hơn N và K. Dù chưa thống nhất về vai trò sinh lý của Silic trong cây, người ta vẫn xác nhận cây hút nhiều Silic thì có khả năng chống đổ ngã tốt, chống sự xâm nhập của sâu bệnh, như sâu đục thân, sâu cuốn lá.

Cây có nhiều Silic thì bộ lá đứng, cây quang hợp tốt, Silic làm cây giảm thiểu sự mất nước nên có khả năng chống hạn, chống nóng, chống úng tôt, tăng khả năng chống oxy hóa, giảm tác hại do hút quá nhiều Fe, Al và Mn.

Thái Hà (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang