Từ kẻ bán bánh mì thành một trong những người giàu nhất thế giới

author 07:22 01/06/2016

(VietQ.vn) - Đi lên từ nghề bán bánh mỳ, sau nhiều gian truân, triệu phú Chuck Feeney đã thành công. Ông cũng là cha đẻ của Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương.

Sự kiện: Đại gia tỷ phú

Triệu phú Chuck Feeney một trong những người giàu nhất thế giới nhưng rất ít người biết đến ông. Ông là nhà từ thiện người Mỹ-Ailen, người sáng lập của một trong những tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới: The Atlantic Philanthropies- Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương. Chuck Feeney và tổ chức của ông đã thay đổi cuộc sống của nhiều người mà thậm chí không biết đến ông.

Vị triệu phú không nổi tiếng là vì vinh quang và sự nổi tiếng chưa bao giờ là điều ông hướng đến. Mục đích của nhà triệu phú chỉ là muốn giúp đỡ mọi người, và đây là lý do tại sao cuộc đời của ông thật đáng khâm phục.

Chuck Feeney (Charles Francis Feeney) sinh ra ở thành phố Elizabeth, New Jersey, Mỹ vào ngày 23/4/1931. Đó chính là thời gian cuộc Đại khủng hoảng xảy ra và gia đình ông phải vật lộn để kiếm sống. Mẹ ông Madeline Feeney luôn có mong muốn, khát khao giúp đỡ mọi người. Bà làm việc như một y tá tình nguyện viên cho Hội Chữ thập đỏ. Chuck Feeney bắt đầu kiếm tiền bằng cách làm một số công việc cho hàng xóm từ khi ông còn học tiểu học. Feeney cùng một người bạn học dùng xẻng xúc tuyết kiếm một vài USD để hỗ trợ gia đình.

Triệu phú Chuck Feenly cùng cha mẹ và hai chị em gáiTriệu phú Chuck Feenly cùng cha mẹ và hai chị em gái. Ảnh: Atlantic philanthropies

Sau khi học xong trung học, Chuck Feeney quyết định tham gia lực lượng không quân Mỹ, tại đây, ông làm việc như một người điều hành đài phát thanh. Thời điểm đó, những người lính đã đi nghĩa vụ quân sự có quyền nhận được giáo dục đại học miễn phí sau khi xuất ngũ. Đó cũng là cách Feeney theo học tại Đại học Cornell chuyên ngành Quản trị khách sạn. Ông là người đầu tiên trong gia đình được theo học đại học.

Đây là nơi Chuck Feeney bắt đầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Ông thấy một anh chàng bán bánh mì, gọi anh ta lại, mua một cái và nói với chính mình: "Mình có thể làm điều đó, không có gì khó khăn ..." và thế là ông trở thành một người bán bánh mỳ. Trong trường đại học, Feeney đã gặp Harvey Dale, một sinh viên luật trẻ tuổi đến từ New York, người sau này sẽ trở thành một trong những người bạn tốt nhất của ông.

Sau khi tốt nghiệp từ Cornell, Chuck Feeney sang Pháp để tiếp tục học tập. Ông luôn luôn mong muốn tự làm chủ thay vì làm việc cho người khác. Vì vậy, Chuck luôn tìm kiếm một cơ hội kinh doanh thay vì một công việc. Năm 1956, có khoảng 50 tàu quân đội Mỹ đóng tại bờ biển Địa Trung Hải của Pháp và 30.000 người lính thủy này được phép mua rượu miễn thuế. Đây là cơ hội kinh doanh vàng với Chuck.

Ông không bỏ phí thời gian và ngay lập tức bắt tay vào cơ hội kinh doanh mới này. Ban đầu, tuy không có tiền, văn phòng và các thiết bị hỗ trợ, công việc kinh doanh vẫn vô cùng thuận lợi. Ông mua vào 5 và bán ra gần 15, mang lại lợi nhuận 100% sau khi trừ tất cả các chi phí.

Triệu phú Chuck Feeney khi đang phục vụ quân đội. Ảnh: www.atlanticphilanthropies.orgTriệu phú Chuck Feeney khi đang phục vụ quân đội. Ảnh: Atlantic philanthropies

Tháng 11/1960, Feeney và người bạn của ông Robert Miller chính thức thành lập công ty DFS - Duty Free Shoppers Group. Ông thầm nghĩ: "Nếu kinh doanh với những người lính hời như vậy, buôn bán với khách du lịch cũng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận." Và thế là Chuck Feeney mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực du lịch. Sau đó, ông nghĩ rằng ông có thể bán rượu, nước hoa và nhanh chóng mở rộng phạm vi sản phẩm.

Những người lính thủy này không chỉ mua rượu, nhiều người tìm mua xe ô tô. Chuck Feeney nhận ra nhu cầu to lớn từ thị trường ô tô và quyết định sẽ buôn bán ô tô. Vào năm 1964, Chuck bắt tay vào kinh doanh ô tô. Tất cả mọi thứ đều tuyệt vời, doanh số bán hàng cao chót vót, thu về hàng tấn tiền, nhưng lại công ty lại không kiểm soát chi phí sản xuất.

Đây là một vấn đề lớn, đặc biệt là khi kế toán trưởng nhận ra khoản nợ 1,5 triệu USD. Bên cạnh đó, DFS phải trả một số loại thuế cao nên mặc dù doanh thu lớn, công ty không thực sự tạo ra nhiều lợi nhuận. Công ty của Feeney đứng trước hai lựa chọn: không trung thực hoặc tiếp tục đóng thuế theo đúng pháp luật. Công ty đã chọn điều đầu tiên, và chính lựa chọn này là nguyên nhân sự thất bại của công ty đầu tiên của triệu phú Chuck Feeney. Họ buộc phải đóng cửa DFS.

Nhưng cơ hội kinh doanh tiếp theo đến với Chuck không lâu sau đó. Đó chính là những cửa hàng miễn thuế tại sân bay. Chính phủ cho phép người trả giá cao nhất quản lý cửa hàng trong một thời gian nhất định. Một người bạn của Chuck đã liên lạc với ông về việc sân bay Honolulu ở Hawaii sẽ tổ chức cuộc đấu giá cho cửa hàng miễn thuế.

Chuck Feeney và các đối tác lập tức đến đó, trả giá 125.000 USD và giành được 5 năm kinh doanh. Đây hóa ra là cơ hội thành công vàng tiếp theo của họ. Năm 1964 là thời điểm chính phủ Nhật Bản cố gắng hết sức mình để thay đổi hình ảnh của đất nước, con người Nhật. Vì vậy, vì muốn tạo dựng hình ảnh một đất nước thân thiện, cởi mở, chính phủ cho phép nhiều người dân Nhật Bản tự do đi ra nước ngoài. Điểm đến hàng đầu của những người Nhật Bản này là Hawaii.

Chân dung triệu phú Chuck Feeney. Ảnh: www.atlanticphilanthropies.orgChân dung triệu phú Chuck Feeney. Ảnh: Atlantic philanthropies

Và không ai khác, chính họ là những khách hàng tiềm năng của DFS. Một chai rượu whisky tại Nhật Bản có giá 35 USD, trong khi đó, ở các cửa hàng miễn thuế nó có giá chỉ khoảng 7 USD. Và điều này mang lại một khoản hời cho DFS. Điều này cũng tương tự với thuốc lá, người ta có thể mua chúng ở những cửa hàng miễn thuế này với giá bằng 1/10 giá tại Nhật Bản. Công việc kinh doanh Feeney nhanh chóng ăn nên làm ra. DFS bắt đầu kiếm về 10 triệu USD mỗi năm.

Sự ra đời của Boeing 747 mang lại một sự thay đổi tích cực to lớn trong kinh doanh. Từ 10 triệu USD mỗi năm trong bán hàng, DFS bắt đầu kiếm về 1 triệu USD mỗi ngày. Đó quả là một thành công lớn. Họ có tiền để đầu tư và rồi DFS mở nhiều cửa hàng miễn thuế trên toàn thế giới. Ngay sau đó, DFS trở thành công ty lớn nhất trong lĩnh vực này.

Trong cuối những năm 70, DFS có khoảng 5.000 nhân viên và doanh thu 3 tỷ USD mỗi năm. Và điều “ngọt ngào khó tưởng” nhất là tất cả các lợi nhuận đều được miễn thuế.

Chuck đã trở thành một triệu phú nhưng ngay sau ông dần nhận ra rằng gia tài khổng lồ cũng có mặt tiêu cực. Gia đình ông không có động lực để theo đuổi bất cứ điều gì. Con ông chán nản, không có động lực để đạt được bất cứ điều gì bởi vì họ đã có tất cả. Ông làm tất cả những gì có thể để dạy con cái sống tích cực, cố gắng đi lên, nhưng sự giàu có là một trở ngại lớn. Có lẽ đây là lý do chính triệu phú Chuck Feeney bắt đầu chia sẻ vận may của mình với những người khác.

Năm 1982, Chuck Feeney thành lập The Atlantic Philanthropies - Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương. Ông để lại một số tiền cho các thành viên trong gia đình và quyên góp tất cả số tiền còn lại cho các tổ chức từ thiện. Đó là 38,75% tài sản của ông trong DFS, trị giá 1,6 tỷ USD. 

Chàng trai trẻ 'không ai thèm thuê' khởi nghiệp thành lập công ty tỷ đô(VietQ.vn) - Dưới đây là câu chuyện về chàng trai 29 tuổi từng bị nhiều công ty từ chối đã đứng ra thành lập công ty khởi nghiệp và theo đuổi đam mê đích thực.

Cảnh Nguyễn

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang