Yên Bái: Nâng cao năng suất và chất lượng chế biến chè

author 17:59 07/06/2016

(VietQ.vn) - Với quyết tâm vực dậy vùng chè, Yên Bái đã đề ra giải pháp rất cụ thể: ổn định như tích cực đầu tư thâm canh và cải tạo giống chè có chất lượng cao.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Những năm trước đây, chè trồng ở Yên Bái sinh trưởng và phát triển kém, giá vật tư phân bón tăng cao, chất lượng và năng suất búp thấp, tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Nhiều nơi, người trồng chè không mấy mặn mà với cây chè nữa, có không ít diện tích bị bỏ hoang. Doanh nghiệp khó khăn về vốn, thị trường và thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Để tháo gỡ khó khăn, tìm giải pháp phát triển sản xuất, kinh doanh chè, ngày 19/5/2010 UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội nghị “diên hồng” chuyên bàn về chè, với sự tham gia của Hiệp hội chè Việt Nam, Tổng Công ty chè Việt Nam, giám đốc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn, chủ tịch, phó chủ tịch UBND các huyện trồng chè. Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Bình chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, khiếm khuyết trong sản xuất, kinh doanh chè là: Tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất, tình trạng sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn rất lộn xộn; khí hậu thời tiết khắc nghiệt, người dân chưa quan tâm đầu tư, chăm sóc chè, thu hái không đúng phẩm cấp, gần như 100% người dân thu hái bằng máy và liềm dẫn tới chất lượng nguyên liệu búp thấp.

Yên Bái chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp để tăng năng suất chất lượng nông sản

Tình trạng đầu tư nhà máy tràn lan, vượt quá khả năng cung ứng của vùng nguyên liệu, dẫn tới việc tranh giành nguyên liệu. Các cơ sở chế biến chè không có chiến lược sản xuất, cơ cấu chè đen vẫn là chủ yếu, chất lượng chế biến thấp, nhất là vệ sinh công nghiệp và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Để vùng chè phát triển mạnh, bền vững, có nhiều ý kiến cho rằng chúng ta phải chuyên môn hoá, tập trung đầu tư sâu vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với việc chuyên môn hoá trong chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thì nhất thiết chúng ta phải xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo năng suất, chất lượng.

Tại sao trong những năm vừa qua người dân làm chè không thực sự sống bằng nghề chè, việc thu hái nguyên liệu không đúng phẩm cấp không chỉ làm chè giảm năng suất mà chất lượng búp không đảm bảo, giảm giá thành. Bởi lẽ để có nguyên liệu sản xuất, doanh nghiệp tổ chức thu mua tràn lan, người dân thấy vậy thì cứ cắt chè để bán, miễn sao được số lượng lớn mà không hề tính đến hậu quả.

Doanh nghiệp chỉ biết có thu mua nguyên liệu, chứ không hề đầu tư đến vùng nguyên liệu. Để người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất, nâng cao chất lượng búp, cũng như sản lượng doanh nghiệp phải cùng gắn bó với người dân, chia sẻ lợi nhuận với dân.

Bên cạnh những khó khăn, tồn tại trong sản xuất kinh doanh chè, hiện nay các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn về thiếu điện cho sản xuất, vốn kinh doanh. Dù đã bắt đầu vào chính vụ sản xuất, nhưng trong các phân xưởng công nhân nằm dài cổ đợi nguyên liệu như thế này. Không có điện sản xuất, giá nguyên liệu đã giảm xuống còn 2000 đồng/kg, khi có điện doanh nghiệp lại không mua được nguyên liệu.

Với quết tâm vực dậy vùng chè, tỉnh Yên Bái cũng đề ra những giải pháp rất cụ thể là: ổn định diện tích chè hiện có, tích cực đầu tư thâm canh và cải tạo giống chè có chất lượng cao, đáp ứng cho chế biến.

Đối với những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp chè, lãnh đạo tỉnh Yên Bái giao cho ngành Nông nghiệp, Sở Công thương, Sở Tài chính nghiên cứu xây dựng giải pháp giúp doanh nghiệp. Đồng thời đồng chí cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất chú ý đến khâu vệ sinh công nghiệp, thu mua chè đúng phẩm cấp...Trong thời gian tới tỉnh sẽ đi kiểm tra, rà soát lại các doanh nghiệp, nhà máy...nếu đơn vị nào vi phạm sẽ đình chỉ sản xuất...

Với những giải pháp, biện pháp và động thái tích cực từ cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp sản xuất chế biến, hiện nay năng suất chất lượng chè ở Yên Bái đã tăng lên rõ rệt, đầu ra cho chè cũng có nhiều thuận lợi.

Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 60 cơ sở, nhóm hộ được nhỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGAP trên chè búp tươi. Việc áp dụng thành công nhiều mô hình sản xuất công nghệ cao đã khiến Yên Bái được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn. Trước tình hình này, tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các nhà đầu tư đến với Yên Bái. Nhiều công ty đã bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư nông nghiệp do nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng cũng tăng cao. Một số tập đoàn lớn cũng bất đầu tiến quân vào Yên Bái nhằm triển khai đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Từ những thành công đạt được, trong giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng; sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật để xuất khẩu (chuối tiêu hồng…). Bên cạnh đó, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè nguyên liệu theo hướng tiêu chuẩn VietGAP. Những mục tiêu trên sẽ là những thử thách không nhỏ, nhưng lại là mục tiêu cần thiết để tỉnh phát huy tối đa nội lực, cải thiện đời sống cho người nông dân và thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh.

PV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang