Bộ trưởng Nguyễn Quân: Tác động KH-CN đối với năng suất lao động còn nhiều hạn chế!

author 12:31 19/11/2014

(VietQ.vn) - Trước diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định: Trong bối cảnh hiện nay KH-CN chính là yếu tố tác động nhiều nhất tới tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hàng hóa

Sự kiện: Chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ

 Sáng nay, 19/11, dù không có trong lịch trả lời chất vấn song Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân cũng đã được Quốc hội  dành thời gian để trình bày nội dung được đại biểu và cử tri cả nước quan tâm: Tác động của KH-CN tới việc tăng năng suất lao động (NSLĐ)

Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân trình bày trước Quốc hội về tác động của KH-CN tới việc tăng năng suất lao động

Thời gian gần đây, thông tin báo chí nói rất nhiều về câu chuyện NSLĐ của Việt rất thấp so với thế giới và khu vực. Thống kê tổ chức năng suất Châu Á cho thấy NSLĐ Việt Nam thấp hơn 2 lần so với năng suất bình quân của khu vực ASEAN;  thấp hơn Singapore 14 lần và thấp hơn Thái Lan 2 lần.

“Chúng tôi theo dõi từ 2011-2013 tốc độ tăng NSLĐ chỉ hơn 3%/năm trong khi tăng GDP  tăng trưởng trên dưới 5%, tức NSLĐ tăng chậm hơn GDP quốc gia. Đây là cảnh báo nếu không điều chỉnh, chính  NSLĐ sẽ kéo tăng trưởng quốc gia xuống, khó có thể đạt mục tiêu trở thành một nước  công nghiệp hóa”, vị Bộ trưởng nói.

Qua đây, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhận định: Trong bối cảnh hiện nay KH-CN  chính là là yếu tố tác động tới rất nhiều nslđ, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Kinh nghiệm các quốc gia  cho thấy đầu tư vào KH-CN sẽ nâng cao NSLĐ tạo ra sản phẩm chất lượng tốt. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, tác động của KH-CN đối với NSLĐ còn nhiều hạn chế.

Bộ trưởng Quân nêu ví dụ cụ thể:  Cách đây 10 năm ông đã tới thăm KCN cao Tân Trúc (Đài Loan), tại đây có hơn 10.000 lao động nhưng là lao động có trình độ tay nghề cao được đào tạo bài bản. Tuy nhiên vào thời điểm 2003, riêng KCN cao này đã xuất khẩu tới 43 tỷ USD, cũng có nghĩa bình quân mỗi lao động ở đó có thể làm ra trên dưới 400.000 USD/năm xuất khẩu.

Tương tự, tại Việt Nam, tập đoàn Sam Sung đầu tư với quy mô tới hết 2015 sẽ có khoảng 100.000 lao động Việt Nam được đào tạo tốt với công nghệ cao có kỳ vọng xuát khẩu hơn 40 tỷ USD; Như vậy một nlđ VN làm tại DN công nghệ cao cũng có nslđ cũng khoảng 400.000 USD/năm.

Một ví dụ nữa tại một DN khoa học tại Hải Phòng khi tiếp nhận và làm chủ công nghệ Nhật Bản, năm 2010 đã đạt NSLĐ  gần 100.000 USD/đầu người.

Quay trở lại, nhìn vào NSLĐ của người lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện chúng ta có hơn 40 triệu lao động nông nghiệp, hàng năm làm rakhoảng trên dưới 40 triệu tấn gạo, trong đó lượng xuất khẩu hàng năm trung bình 7-8 tr tấn. Kết quả cho thấy mỗi lao động trong ngành nông nghiệp chỉ có thể làm ra trên dưới 1 tấn gạo cộng thêm một số thực phẩm khác.  1 tấn gạo có giá xuất khẩu bình quân trên dưới 400 USD. Như vậy NSLĐ người nông dân Việt chỉ  bằng 1/1000 so với lao động tại KCNC cao  Đài Loan và  bằng 1/200 so với người lao động ở DN Hải Phòng.

Đó là chưa kể trong lĩnh vực nông nghiệp, NSLĐ thấp nhưng giá trị gia tăng còn thấp hơn do giá cả đầu vào cao. Người nông dân  một nắng  hai sương bán 1 tấn gạo cố gắng được khoảng 30% lợi nhuận nhưng  thường  họ chỉ nhận được 5-10%, thậm chí khi được mùa rớt giá thì còn thua lỗ.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt một chương trình quốc gia có ý nghĩa quan trọng  đó là Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của DN Việt Nam tới 2020.

Ngoài ra, nhằm nâng cao NSLĐ và giá trị gia tăng cho sản phẩm hàng hóa Việt Nam, Bộ KH-CN đã trình Thủ tướng phê duyệt 3 chương trình quốc gia về KH-CN có tác dụng trực tiếp thúc đẩy NSLĐ đó là: Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình Quốc gia Phát triển công nghệ cao và Chương trình Sản phẩm quốc gia.

NSLĐ phụ thuộc hoàn toàn vào  tái cơ cấu kinh tế, nếu tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế không tăng lên thì chúng ta đều biết NSLĐ trong nông nghiệp dù đầu tư như thế nào cũng không thể cạnh  tranh so với thể giới. Mặt khác NSLĐ trong nông nghiệp cho dù được cải thiện nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế lớn thì GDP của quốc gia cũng không thể tăng trưởng tốt được.

Trong khi  đó, sản xuất công nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm chỉ trong thời gian ngắn có thể đem lại giá trị gia tăng lớn.

Cụ thể, 1 chip máy tính hay thiết bị trong điều khiển tuy có giá trị vật chất để làm ra kể cả mạ vàng, mạ bạc chỉ khoảng 5-7 tỷ USD nhưng hiện nay các chip máy tính được bán ra hàng nghìn USD. Như vậy giá trị gia tăng của chip náy tính nằm ở phần trí tuệ tức thiết kế mạch tích hợp và phần mềm nhúng trong đó.

Chính vì vậy, nếu chúng ta không thay đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, nâng cao tỷ trọng của giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP thì cho dù tăng mức đầu tư vào các lĩnh vực khác như thế nào chăng nữa cũng không thể tăng được NSLĐ.

Thời gian tới, chúng ta có quyền kỳ vọng vào giải pháp của Chính phủ tiến tới 2020 tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao phải chiếm tới 40% giá trị sản xuất công nghiệp, khi đó sẽ tăng được NSLĐ của người lao động Việt Nam.

Liên quan tới phát triển công nghiệp phụ trợ, Bộ trưởng Quân bày tỏ đồng tình với ý kiến Bộ trưởng Bộ KH-ĐTđã phát bểu trước đó : “Phải có “phụ mới có chính”, chúng ta chưa lựa chọn được sản phẩm quốc gia để tập trung đầu tư sản xuất mang lại thương hiệu và giá trị cho đất nước thì CNHT  không thể phát triển được? Nếu như  chúng ta chọn được sản phẩm chính. Ví như trong lĩnh vực cơ khí, chúng tôi lựa chọn sản phẩm cơ khí siêu trường siêu trọng thì chúng ta sẽ có hệ thống DN PT phục vụ  sản phẩm này; hoặc trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu chúng ta lựa chọn lúa gạo là sp quốc gia phải  xd  hệ thống CNPT bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy công cụ,  nông cụ, máy chế biến bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp …", Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.

Hoàng Vũ

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang