Đồ chơi Trung thu nhập lậu tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đến sức khỏe của trẻ nhỏ
Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ nhập khẩu, làm căn cứ kiểm tra, truy xuất nguồn gốc
Người tiêu dùng cần lưu ý về các khoản phụ thu trong ứng dụng gọi xe công nghệ
Những giải pháp căn cơ ngăn chặn tình trạng hỏa hoạn tại các chung cư mini
Tại các cửa hàng chuyên bán đồ chơi trẻ em trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã tràn ngập những chiếc đèn lồng và những chiếc mặt nạ bằng nhựa in hình các nhân vật hoạt hình, cùng với đó là các loại đồ chơi với nhiều mẫu mã bắt mắt. Vô số món đồ trang trí, đồ chơi Trung thu từ truyền thống đến hiện đại dành cho trẻ em đang “hút khách”. Những đồ trang trí đèn lồng cỡ lớn được được tạo hình đa dạng như hình bướm, cá chép, ông sao,... với đầy đủ màu sắc rực rỡ.
Ngoài đèn lồng thì các loại mặt nạ cũng được xem là món đồ chơi yêu thích của các bé trong dịp Tết Trung thu. Các loại mặt nạ được làm từ nhiều hình thù khác nhau như con lợn, con hổ, con mèo,... được bày bán trông khá đẹp mắt. Ngoài ra, còn vô số đồ chơi làm bằng nhựa khác như: súng nước, súng bắn bong bóng,... cũng được bày bán tràn lan. Về giá cả, phố Hàng Mã là nơi có mức giá đồ chơi Trung thu khá cao dao động trong khoảng 70.000 - 200.000 đồng/món đồ chơi.
Nhiều đồ chơi bằng nhựa nhập lậu có hóa chất nguy hại sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa
Đồ chơi Trung thu nhập lậu tiềm ẩn nhiều rủi ro
Bàn về các loại đồ chơi Trung thu không rõ nguồn gốc, Tiến sỹ Đào Văn Tấn - Bộ môn Di truyền Hoá Sinh, Khoa Sinh học, Đại học sư phạm Hà Nội đã có những chia sẻ về tác động của những món đồ chơi nhập lậu tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Theo Tiến sỹ Đào Văn Tấn, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng đã có những nghiên cứu về một số đồ chơi trên thị trường. Qua đó phát hiện nhiều đồ chơi bằng nhựa nhập lậu có lượng muối cadimi cao gấp nhiều lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ Khoa học - Công nghệ Việt Nam.
Tiến sỹ Đào Văn Tấn cho biết, cadimi là chất thường được sử dụng để tạo màu cho chựa. Đặc biệt, nó cùng với chì và thủy ngân là 3 kim loại thuộc danh sách độc hại nhất với cơ thể con người. Khi trẻ tiếp xúc với chất này qua đồ chơi sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh: ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh về đường hô hấp,... Ngoài hàm lượng cadimi, trong các đồ chơi nhựa nhập lậu thường sẽ có hàm lượng phthalatses cao hơn mức cho phép. Nếu trẻ ngậm đồ chơi, phthalatses sẽ nhanh chóng hòa tan trong nước bọt, trực tiếp đi vào cơ thể và làm thay đổi tuyến nội tiết của trẻ.
Trước những hiểm họa của các loại đồ chơi nhập lậu, cơ quan chức năng đang nỗ lực kiểm soát thị trường đồ chơi Trung thu. Tuy nhiên, ngoài sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cũng cần phải “tẩy chay” các loại đồ chơi không rõ ngốc này. Bởi, có cung thì mới có cầu, nếu vài năm trở lại đây, nhiều phụ huynh không ham đồ chơi nhập lậu có màu sắc bắt mắt, giá rẻ thì thị trường đồ chơi Trung thu đã không bị khó kiểm soát như bây giờ.
Để tạo cho con một mùa Trung thu vui vẻ và an toàn, Tiến sỹ Đào Văn Tấn khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cảnh giác với đồ chơi không rõ nguồn gốc, đặc biệt là đồ chơi làm bằng nhựa. Cha mẹ nên chọn cho con những loại đồ chơi truyền thống có kiểm định chất lượng như: đèn ông sao, đèn quân, các loại trống hoặc mặt nạ được làm từ nguyên liệu tự nhiên. Những loại đồ chơi này vừa phát huy giá trị truyền thống của Tết Trung thu Việt, độ an toàn lại đáng tin cậy hơn.
Quy chuẩn Việt Nam về đồ chơi trẻ em
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành QCVN 3:2019/BKHCN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em để quản lý về sản phẩm này.
Quy chuẩn quy định yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ, phương pháp thử tương ứng, các nội dung quản lý đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Quy chuẩn áp dụng với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
QCVN 3:2019/BKHCN quy định chất lỏng có thể tiếp xúc trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết. Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg. Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.
Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat. Hàm lượng các amin thơm (bao gồm cả dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong quy chuẩn này.
QCVN 3:2019/BKHCN nêu rõ, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm về các hợp chất hữu cơ độc hại khác quy định tại các văn bản có liên quan. Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V. Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện.
Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa. Đồ chơi trẻ em phải được công bố hợp quy phù hợp quy định của Quy chuẩn này trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được chỉ định. Đồ chơi trẻ em, trước khi lưu thông trên thị trường, phải gắn dấu hợp quy.
Khánh Mai (t/h)