Không loại nhựa nào được coi là an toàn hoặc phù hợp cho sử dụng tuần hoàn

author 07:37 21/03/2024

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học lưu ý, không có loại nhựa nào được coi là an toàn hoặc phù hợp cho sử dụng tuần hoàn bởi thực tế chúng tiềm ẩn rất nhiều hóa chất độc hại đã được tìm thấy.

Độc chất từ rác thải nhựa làm phức tạp thêm quá trinh tái sử dụng nhựa

Các tổ chức môi trường và các chính phủ đang vật lộn để xây dựng hiệp ước toàn cầu đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng, với rác thải nhựa hằng năm đã lên tới 400 triệu tấn…

Tháng 11/2023, các phái đoàn, các nhà khoa học, những người ủng hộ môi trường và sức khỏe từ khắp thế giới đã tới Nairobi, Kenya cho phiên hội thảo thứ ba Ủy ban đàm phán liên chính phủ thỏa thuận về nhựa (INC-3). Các nhà khoa học đã thúc đẩy các phái đoàn lưu ý đến những thông tin khoa học mới nhất về độc chất đã được sử dụng cho quá trình chế tạo các loại nhựa và nhựa sẽ hút bám các hóa chất trong thời gian sử dụng, không loại nhựa nào được coi là an toàn hoặc phù hợp cho sử dụng tuần hoàn.

“Tái chế nhựa đã được quảng cáo như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa nhưng các độc chất trong nhựa làm phức tạp quá trình tái sử dụng nhựa, thải loại và cản trở việc tái chế”, Giáo sư Bethanie Carney Almroth, trường đại học Gothenburg (Thụy Điển) nói.

Theo nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Data in Brief, các hạt nhựa từ các nhà máy tái chế nhựa ở 13 quốc gia khác nhau đặt tại châu Phi, Nam Mỹ, châu Á và Đông Âu đều chứa hàng trăm loại hóa chất, trong đó có những loại thuốc trừ sâu nồng độ cao.

Tổng số, 491 hợp chất hữu cơ đã được tìm ra và định lượng trong những các hạt nhựa, được bổ sung 170 hợp chất. Các hợp chất này thuộc về vô số loại khác nhau, bao gồm thuốc trừ sâu, dược phẩm, hóa chất công nghiệp, phụ gia nhựa.

Còn trong một báo cáo mới đây do Hội đồng Nghiên cứu Na Uy tài trợ, có hơn 16.000 hóa chất tồn tại trong các sản phẩm nhựa, từ bao bì thực phẩm, đồ chơi trẻ em đến thiết bị y tế...

Rác thải nhựa tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại. Ảnh minh họa

Theo CNN, báo cáo được công bố trong bối cảnh các cuộc đàm phán về một hiệp ước chống rác thải nhựa dự kiến tiếp tục vào tháng tới tại Ottawa (Canada) với mục tiêu hoàn thành hiệp ước tại hội nghị vào tháng 12 ở thành phố Busan (Hàn Quốc).

Theo bà Jane Muncke, Giám đốc điều hành của Diễn đàn Bao bì thực phẩm phi lợi nhuận Thụy Sĩ, để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm nhựa, thế giới cần phải thực sự xem xét toàn bộ vòng đời của nhựa và phải giải quyết vấn đề hóa chất.

Bà Muncke cho biết các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hóa chất từ nhựa trong cơ thể người và một số trong số đó có liên quan đến các vấn đề sức khỏe bởi thực tế các hóa chất trong nhựa có thể ngấm vào nước và thức ăn.

Đáng chú ý, 1/4 số hóa chất được xác định không có thông tin cơ bản về bản chất hóa học và chỉ có 6% số hóa chất tìm thấy trong nhựa được quản lý trên phạm vi quốc tế. Báo cáo nhấn mạnh chỉ giải quyết vấn đề rác thải nhựa là không đủ để bảo vệ người dân. Thay vào đó, c, kể cả các sản phẩm tái chế.

Ông Martin Wagner, trưởng nhóm báo cáo và là nhà môi trường học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, cho rằng ngay cả các nhà sản xuất không thực sự biết có bao nhiêu loại hóa chất trong sản phẩm của họ. Do đó, theo ông, nếu không có quy định bắt buộc, sẽ không có động lực buộc các doanh nghiệp tiết lộ những hóa chất có trong nhựa.

Một nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra, một chai nước một lít thông thường chứa tới 240.000 hạt vi nhựa, gấp khoảng 100 lần so với ước tính trước đây, do sự hiện diện của nhựa nano trong nước. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, hộp nhựa có thể giải phóng các hóa chất độc hại, chẳng hạn như phthalates và bisphenol A (BPA) vào thực phẩm bên trong. Những hóa chất này đã được phát hiện là có thể phá vỡ nội tiết tố và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các vấn đề về sinh sản.

Trước đó, tạp chí Consumer Reports của Mỹ đã thử nghiệm nhiều loại thực phẩm để tìm các hóa chất trong hộp nhựa có thể gây hại cho sức khỏe. “Ở mức độ hóa học, một số hóa chất tạo nên nhựa có thể thấm vào thực phẩm”, bà Lauren F. Friedman, Phó Tổng Biên tập về sức khỏe của Consumer Reports, cho biết. Consumer Reports đã kiểm tra hai loại hóa chất thường được sử dụng trong nhựa: phthalates và bisphenol. Họ tìm thấy phthalates và bisphenol đều có trong hầu hết mọi loại thực phẩm mà họ thử nghiệm. Trong đó các loại thức ăn nhanh có tỉ lệ các hóa chất này cao nhất. Những hóa chất trên gây rối loạn hormone (nội tiết). Về cơ bản, hormone tác động lên các tế bào trong nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể con người trong một thời gian dài.

Việt Nam đã có những hành động gì để giảm thiểu tác hại từ rác thải nhựa?

Trong diễn biến liên quan tới vấn đề giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa từ lâu Chính phủ Việt Nam đã rất chủ động trong việc nêu ra vấn đề, kêu gọi hợp tác cùng hành cộng của cồng đồng quốc tế, và đã đưa ra định hướng và các chính sách cụ thể.

Để giải quyết tình trạng này, như Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, đặt mục tiêu giảm 75% lượng nhựa thải ra đại dương vào năm 2030. Kế hoạch hành động đề cập đến việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, tăng cường thu gom và xử lý rác thải nhựa và kiểm soát nguồn rò rỉ nhựa cũng như nhu cầu hợp tác quốc tế, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ liên quan đến vấn đề chất thải nhựa

Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đã đưa ra các quy định về kinh tế tuần hoàn. Các giải pháp cụ thể bao gồm: Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa; thúc đẩy các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, hạn chế các sản phẩm chứa vi nhựa và kiểm soát nhập khẩu phế liệu nhựa; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR); phân loại tại nguồn và thu phí rác theo khối lượng.

Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam tập trung vào thu gom, tái chế và xử lý 85% lượng chất thải nhựa vào năm 2025. Đề án đặt ra yêu cầu các Bộ, ngành liên quan thực hiện xây dựng chính sách, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, sửa đổi thuế và kiểm soát nhập khẩu nhựa phế liệu, trong khi yêu cầu các tỉnh và thành phố xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nhựa tại mỗi địa phương.

Tại nhiều diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết rác thải nhựa. Đặc biệt, Việt Nam đã cùng 175 quốc gia trên thế giới thông qua Nghị quyết 5/14 tại Hội nghị đại hội đồng môi trường toàn cầu lần 2 (UNEA5.2), thống nhất việc xây dựng một “Công cụ toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý về chấm dứt ô nhiễm nhựa, bao gồm rác thải nhựa đại dương”.

Việt Nam đã thành lập Chương trình đối tác hành động Quốc gia về nhựa (NPAP) trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT). Đây là nền tảng đối tác đa phương, đa chủ thể được chính phủ thiết lập, cho phép thực hiện hợp tác giữa chính phủ và đối tác quốc gia quan trọng khác để chuyển những cam kết về rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa thành hành động cụ thể.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang