Kiến nghị giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất
VBF 2023: Nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh và tăng trưởng bền vững
Năng lực hấp thụ, ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp hạn chế là điểm 'nghẽn' tăng năng suất chất lượng
Thời trang Germe Shop không chứng nhận hợp quy theo QCVN 01: Đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý
Doanh nghiệp đối mặt khó khăn về nguồn vốn, đâu là giải pháp?
Thực trạng năng suất lao động của Việt Nam
Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN nhưng vẫn ở nhóm nước có mức năng suất lao động thấp. Năng suất lao động chỉ đạt tăng trưởng ổn định mà không tạo ra sự đột phá.
Một số ngành quan trọng có đóng góp lớn về GDP và sử dụng nhiều lao động lại có mức năng suất lao động thấp như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải, kho bãi. Tốc độ tăng năng suất của các ngành này cũng chậm, ảnh hưởng tới tốc độ tăng năng suất chung.
Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với một số nước trong khu vực.
Thúc đẩy nâng cao năng suất lao động là mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống và vẫn sẽ là trọng tâm quan trọng của Việt Nam trong thập kỷ tiếp theo. Chúng ta đang bước sang thập kỷ 2020-2030, cùng với khát vọng xây dựng một đất nước công nghiệp, hiện đại, CMCN lần thứ tư mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong nỗ lực tạo ra chuyển biến rõ rệt về năng suất.
Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán, ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA). Các hiệp định thương mại thế hệ mới đặt ra những tiêu chuẩn cao về mặt thể chế, chất lượng quản lý nhà nước cũng như khuôn khổ pháp luật, bao trùm nguyên tắc về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều chủ đề khác, tạo áp lực lên cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sau hai thập kỷ, phong trào năng suất quốc gia đã hình thành tạo chuyển biến tích cực về nhận thức cải tiến năng suất. Bộ khung quy trình hoạch định và thực thi chính sách đã được định hình. Các cơ quan liên quan cũng tích lũy kinh nghiệm đáng kể trong cải thiện năng suất cùng lượng lớn nhân lực được đào tạo, chuyển giao công nghệ. Đây là nền tảng vững chắc để Việt Nam triển khai những chính sách năng suất mới trong tương lai.
Tuy nhiên, phong trào năng suất vẫn chưa chuyên sâu, hiệu quả và trên phạm vi toàn quốc. Về mặt quy trình hoạch định và thực thi chính sách, do các cơ quan hoạt động liên quan đến lĩnh vực năng suất nằm rải rác trong các bộ, ngành khác nhau nên quá trình giao tiếp liên lạc giữa các bên bị chậm trễ. Phong trào năng suất ở Việt Nam còn nhỏ và rời rạc, chưa đạt đến ngưỡng tư duy quốc gia chuyển đổi mạnh mẽ và tạo ra kết quả rõ ràng. Bên cạnh đó, các hoạt động của phong trào năng suất bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, đến thời điểm hiện tại khi hoạt động sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu phục hồi, phong trào cải tiến năng suất cũng cần được gây dựng trở lại.
Thúc đẩy nâng cao năng suất luôn là mục tiêu quan trọng.
Giải pháp đề xuất
Xây dựng các mục tiêu và thiết kế chính sách rõ ràng, xây dựng thể chế, khuyến khích, huy động nguồn lực, dự án và sự kiện thúc đẩy năng suất, sáng kiến từ cấp cơ sở. Tiếp tục phong trào năng suất quốc gia bền vững.
Tăng cường chỉ đạo, giám sát chính sách nâng cao năng suất. Tháng 4/2018, Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh được kiện toàn, bổ sung nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng, thực hiện các chiến lược, chính sách, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng suất lao động. Cơ chế này nên được tăng cường. Về mặt thực thi, Việt Nam cần cơ quan có thẩm quyền, có năng lực để thực hiện và giám sát các chính sách do Hội đồng Quốc gia quyết định.
Ngoài ra, cần đào tạo và cung cấp các chuyên gia năng suất có năng lực, có kiến thức sâu rộng về các kinh nghiệm quốc tế, là người có thể truyền đạt kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp, công nhân và đội ngũ chuyên gia mới một cách hiệu quả. Các chuyên gia được đào tạo phải được khuyến khích đúng cách để tham gia vào các nhiệm vụ đóng góp cho công nghiệp hóa Việt Nam trong thời gian dài.
Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm phát triển phong trào năng suất, các giải pháp cải tiến năng suất để xây dựng thể chế hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực trong nước .
Giám sát và tăng cường năng lực thực thi có hiệu quả các chương trình (đã được phê duyệt) hỗ trợ trực tiếp cho khu vực tư nhân, như các chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa 2021-2030, chương trình thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
TS. Nguyễn Thị Lê Hoa - Viện Năng suất Việt Nam