Kinh hoàng những chiến đấu cơ thảm họa nhất trong lịch sử quân sự thế giới

author 11:00 19/09/2016

(VietQ.vn) - Trong lịch sử chế tạo máy bay, ngoài những chiến đấu cơ hiện đại, khó tiêu diệt thì không ít chiếc giống như ‘cỗ quan tài bay’ khiến phi công khiếp vía.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tiêm kích B.E.2, Anh

Thông tin trên tờ VnExpress, tiêm kích B.E.2 là một trong những máy bay quân sự đầu tiên được sản xuất đại trà với khoảng 3.500 chiếc. Sau khi cất cánh lần đầu năm 1912, tiêm kích này dần bị loại khỏi biên chế khi các máy bay tốt hơn ra mắt vào năm 1919 bởi khó quan sát, không tin cậy, khó kiểm soát, tốc độ chậm và vũ khí trang bị nghèo nàn.

 Dường như chiếc tiêm kích B.E.2 này trở thành nỗi kinh hoàng đối với các phi công. Ảnh: VnExpress/USAF

Dường như chiếc chiến đấu cơ này trở thành nỗi kinh hoàng đối với các phi công khi công nghệ lạc hậu của nó khiến các chuyến bay trở nên nguy hiểm hơn với tai nạn luôn rình rập. Không quân Hoàng gia Anh quyết định loại bỏ B.E.2 sau khi tiêm kích Fokker Eindecker ra đời.

Tiêm kích Brewster Buffalo, Mỹ

Sau khi ra đời, tiêm kích Buffalo này được bổ sung nhiều tính năng như lắp thêm giáp ngoài, thùng dầu phụ, mang thêm vũ khí đạn dược. Tuy nhiên, điều đó khiến trọng lượng của tiêm kích này tăng lên đáng kể so với công suất động cơ thiết kế, khiến uy lực của nó suy giảm do không thể cơ động hoặc duy trì tốc độ tối đa.

Chính vì những trục trặc mà nó mang lại, Thủy quân lục chiến Mỹ đã gán biệt danh "cỗ quan tài bay" cho loại tiêm kích này sau trận hải chiến Midway bởi màn trình diễn thảm họa trước không quân Nhật Bản. Sau đó, chiến đấu cơ này nhanh chóng bị thay thế bằng tiêm kích F4F Wildcat hiệu quả hơn nhiều.

Heinkel He-177 Greif  và Messerschmitt Bf-109

Theo Kiến Thức, Heinkel He-177 Greiflà loại máy bay tồi tệ của Đức quốc xã nghiên cứu và phát triển trong Chiến tranh thế giới 2. Theo đó, các kỹ sư của phát xít Đức có ý tưởng phát triển một mẫu máy bay ném bom có tải trọng và tầm bay ngang với các phi cơ Lancaster của phe Đồng minh nhưng có khả năng bay nhanh hơn và cao hơn. Tuy nhiên, Đức lại thiếu động cơ đủ mạnh để có thể sản xuất mẫu máy bay ném bom như dự định.

Thay vào đó, các kỹ sư Đức sử dụng 2 động cơ Daimler DB-601 khá nổi tiếng dành cho máy bay Messerschmitt Bf-109. Điều này khiến số lượng cánh quạt giảm từ 4 xuống còn 2 để giảm lực cản.

Tuy nhiên, chính điều này lại khiến cho động cơ Daimler DB-601 nóng rất nhanh và lửa có thể bùng lên trong động cơ. Ngay cả khi hoạt động bình thường, nhiệt độ trong động cơ tăng cao khiến xà dọc của cánh máy bay trở nên yếu. Điều này vô cùng nguy hiểm khi máy bay thực hiện nhiệm vụ ném bom ở tầm cao, nơi áp lực dồn lên cánh không lớn.

Mẫu máy bay này trở thành thảm họa khi chim sắt nặng 32 tấn bổ nhào xuống để ném bom. Nhiều phi công Đức đã tử vong khi thực hiện nhiệm vụ đó.

8 chiến đấu cơ đắt nhất thế giới từ xưa đến nay(VietQ.vn) - Góp mặt trong những chiến đấu cơ đắt nhất thế giới phải kể đến 5 F-22, P-8A Poseidon và VH-71 Kestrel...

Tiêm kích LaGG-3, Liên Xô

Dù biên chế muộn 5 năm sau tiêm kích Bf-109 Đức, LaGG-3 không thể giành chiến thắng trước đối thủ. Chiến đấu cơ này là sự kết hợp giữa lớp vỏ gỗ mỏng manh với động cơ yếu ớt, khiến nó dễ dàng vỡ tan khi trúng đạn từ tiêm kích Đức, theo VnExpress.

Các phi công Liên Xô được huấn luyện gấp rút trong giai đoạn này cũng không thể đọ được với phi công thiện chiến của Đức, khiến không quân Liên Xô hứng chịu nhiều thiệt hại.

Trước khi dừng sản xuất vào năm 1944, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã kịp cho ra đời tới 6528 "cỗ quan tài bay" mang tên LaGG-3.

Tiêm kích F-104, Mỹ

Tiêm kích F-104 Starfighter là chiếc máy bay có tốc độ nhanh, kiểu dáng đẹp, nhưng lại là một bẫy tử thần khiến phi công Mỹ và đồng minh khiếp vía.

F-104 là loại tiêm kích đánh chặn siêu âm một động cơ được hãng Lockhead Martin phát triển cho không quân Mỹ từ năm 1958, sau đó chuyển giao công nghệ cho các đồng minh phương Tây.

Tuy nhiên, F-104 trở thành nỗi kinh hoàng khi tỷ lệ gặp sự cố là 30 lần trong mỗi 100.000 giờ bay. Hơn 50% tiêm kích F-104 của không quân Canada và khoảng 1/3 tiêm kích loại này của không quân Đức đã bị rơi.

Phi công nổi tiếng của không quân Đức Erich Hartmann đã quyết định nghỉ hưu để phản đối quyết định triển khai tiêm kích F-104 trong lực lượng này. Đến năm 2004, những chiếc tiêm kích F-104 cuối cùng trên thế giới ngừng hoạt động.

Tiêm kích MiG-23, Liên Xô

MiG-23 Flogger thường gặp trục trặc khi bay và rất khó bảo dưỡng. Các phi công thử nghiệm Mỹ được giao nhiệm vụ tìm hiểu tính năng của MiG-23 đều coi Flogger là một mối thảm họa. Năm 1984, trung tướng không quân Mỹ Robert M. Bond tử nạn khi lái một chiếc MiG-23.

Động cơ của MiG-23 xuống cấp quá nhanh và liên tục cần bảo dưỡng, thay thế. Thành tích chiến đấu của MiG-23 trong không quân Syria, Iraq và Lybia cũng không mấy khả quan nên không quá ngạc nhiên khi tiêm kích này gần như bị loại khỏi biên chế trước cả chiến đấu cơ tiền nhiệm MiG-21.

Loạt máy bay chiến đấu Century Series của Mỹ

Kiến thức tiếp tục đưa tin, theo đánh giá của tạp chí National Interest, trong top những chiếc máy bay tồi tệ nhất mọi thời đại thì loạt máy bay chiến đấu F-100, F-101, F-102, F-104, F-105, F-106 của Mỹ được gọi là Century Series.

Tuy nhiên, loạt máy bay chiến đấu Century chỉ có chiếc F-100 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 2 đầy đủ. Phần còn lại là một mớ những rắc rối giữa khái niệm chiến lược và công nghệ.

Theo trang Hubpages, chiếc F-100 đã có một số lượng hao hụt rất cao trong quá trình vận hành của mình. Người ta thống kê rằng trong suốt thời gian quân đội Mỹ sở hữu F-100, họ đã mất 889 chiếc loại này cùng với 324 phi công.

Chiếc F-101 Voodoo là một máy bay đánh chặn chuyển đổi thành một chiếc tiêm kích – bom, ý tưởng được đánh giá là gần như không có ý nghĩa. Vì thế sau này nó chủ yếu hoạt động như một máy bay trinh sát.

Chiếc F-102 là máy bay tiêm kích siêu thanh đầu tiên của Mỹ với tốc độ đạt được Mach 1. Nó cũng là máy bay đầu tiên sử dụng cánh tam giác và cũng là chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ sử dụng vũ khí hoàn toàn là tên lửa.

 Chiếc F-102 là máy bay tiêm kích siêu thanh đầu tiên của Mỹ với tốc độ đạt được Mach 1. Ảnh: Kiến thức

F-102 đi vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1956, nhưng theo National Interest, nó hoạt động không đầy đủ trong vai trò là một chiếc máy bay đánh chặn kiêm tiêm kích bom. Nó chỉ xuất hiện một thời gian ngắn khi tham chiến ở Việt Nam trước khi được đưa trở thành mục tiêu bay không người lái.

Chiếc F-105 là chiếc máy bay chiến đấu một động cơ lớn nhất từng có trong quân đội Mỹ. Nó được thiết kế như một máy bay ném bom chiến lược với khả năng mang 14.000 pound bom (bằng khoảng 7 tấn bom).

Nó có thể đạt tốc độ Mach 2,15 và đã có 883 chiếc được sản xuất nhưng nó tỏ ra không thích hợp trong nhiệm vụ ném bom chiến thuật. Bằng chứng là khi tham chiến ở Việt Nam đã có gần 1 nửa số F-105 được sản xuất bị bắn hạ theo thông tin từ trang Hubpages.

Chiếc sau cùng của loạt Century là F-106. Nó thực chất là một phiên bản tiến hóa của F-102 với tốc độ đạt đến Mach 2,3. Năm 1959 nó đi vào phục vụ trong vai trò một máy bay đánh chặn. Tuy nhiên cuối thập kỷ 1980, nó cũng bị đem biến thành mục tiêu bay không người lái như chiếc F-102.

Theo đánh giá của National Interest, sự thất bại của các máy bay trong loạt Century Series thể hiện sự bất lực của Không quân Mỹ trong khái niệm chiến tranh ngoài phạm vi lĩnh vực chiến lược.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang