Những trường hợp lạm dụng đèn báo khẩn cấp gây nguy hiểm nhiều tài xế mắc
Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy
4 bộ phận bên trong nội thất ô tô nhanh hỏng nhất do sai lầm của tài xế
Sơ suất nhỏ hậu quả lớn mọi tài xế nên biết nếu quên hạ phanh tay khi đỗ ô tô
Đánh bóng ô tô bằng chất cana tại nhà- nếu lạm dụng tài xế sẽ 'gặp quả đắng'
Bị từ chối đăng kiểm nếu tài xế tự ý lắp thêm các thiết bị này lên ô tô
Đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard) đúng như cái tên của nó, chỉ sử dụng trong các trường hợp cần cảnh báo nguy hiểm cho phương tiện khác.
Theo sách hướng dẫn sử dụng, đèn cảnh báo nguy hiểm luôn được sử dụng khi dừng xe lại hay đậu sát đường trong trường hợp khẩn cấp như xe bị hỏng. Đèn sẽ báo cho các lái xe khác biết xe của mình là mối nguy hiểm giao thông, nhắc nhở họ chú ý quan sát. Đây là cách sử dụng chuẩn mực nhất theo hướng dẫn. Tuy nhiên theo thói quen hình thành nhiều năm, các tài xế ở Việt Nam còn sử dụng đèn theo các cách khác nhau, trong đó có thể gây khó chịu cho người khác, hoặc được chấp nhận rộng rãi.
Không nên lạm dụng hay sử dụng sai đèn khẩn cấp vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh minh họa
Cụ thể, khi đi qua ngã tư, đi thẳng hoặc vòng xuyến đều không nên sử dụng đèn khẩn cấp tuy nhiên khá nhiều tài xế vẫn sử dụng nhằm để thị uy với tài xế khác, muốn phóng nhanh lấn làn đường, gây nguy hiểm, hiểu nhầm cho tài xế từ cả hai phía.
Hơn nữa, đèn báo khẩn cấp thường bố trí trên mặt điều khiển táp lô nên khi qua ngã tư đông như vậy, tài xế phải đánh mắt sang để ấn vào nút đó, vào thời điểm này tài xế không quan sát đường. Như vậy là nguy hiểm cho mình và dễ đâm vào người khác.
Ngoài ra, đèn khẩn cấp chỉ nên được bật khi gặp tình huống dừng khẩn cấp, đề nghị nghiêm cấm bật, dùng đèn khẩn cấp với mục đích đi thẳng khi qua nút giao. Bật đèn khẩn cấp khi đi thẳng tại các nút giao thông đường bộ chỉ là cách đi xe theo thói quen truyền miệng không đúng luật, bật đèn chỉ thêm gây rối đối với những người tham gia giao thông khác.
Theo quy định, trường hợp sử dụng đèn khẩn cấp không đúng có thể bị xử phạt vị phạm giao thông theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Vậy đâu mới là tình huống cụ thể nên chú ý bật đèn khẩn cấp?
Khi gặp sự cố bất ngờ trên đường
Khi xe bất ngờ gặp sự cố trên đường mà không thể di chuyển về nơi dừng đỗ đúng quy định, tài xế nên bật đèn khẩn cấp để xe khác nhận ra, chủ động tránh và giúp đỡ. Trường hợp có các sự cố về đường sá như bề mặt đường sá tồi tệ gây khó khăn cho việc di chuyển. Tài xế cần bật đèn khẩn cấp để người tham gia giao thông biết được và chủ động lái xe trong tình huống này.
Khi đi qua khu vực đông đúc
Tại các nơi giao nhau, vòng xuyến có mật độ phương tiện dày đặc và thường xuyên ở trong tình trạng giao thông hỗn loạn. Các xe khách lớn, xe tải cồng kềnh thường di chuyển khó khăn hơn, điểm mù nhiều hơn nên tài xế cần bật đèn khẩn cấp để báo hiệu cho những xe nhỏ biết và nhường đường.
Khi đi qua khu vực nông thôn vắng vẻ
Tại các khu vực nông thôn, vắng vẻ nơi có các điểm giao nhau giữa đường chính với đường phụ nhưng chưa có gờ giảm tốc, chưa có đèn tín hiệu cũng cần bật đèn khẩn cấp. Trong trường hợp này sẽ tránh được các va chạm nếu đằng sau đang có xe muốn vượt lên trước, đằng trước các xe đi ngược chiều đang có xu hướng không chịu nhường đường hoặc các em học sinh đi xe đạp đang mải mê đùa nghịch trên đường...
Khi di chuyển trong điều kiện xấu
Vào ban đêm, khi đi qua các khu vực tiềm ẩn nguy hiểm, khu vực khó quan sát và có nguy cơ mất an toàn, tài xế cũng nên giảm tốc và bật đèn khẩn cấp để người đi đường dễ nhận biết. Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết quá xấu như sương mù dày đặc, mưa bão quá lớn, tầm nhìn hạn chế thì đèn khẩn cấp sẽ giúp gây sự chú ý của các xe phía sau và nhắc nhở họ giữ khoảng cách an toàn.
An Dương (T/h)