Phát hiện nhóm hành tinh khí ngoài hệ Mặt Trời trữ nước

author 07:33 16/12/2015

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học mới phát hiện ra một nhóm hành tinh khí khổng lồ mang tên sao Mộc nóng ngoài hệ Mặt Trời được bao phủ bởi những đám mây trữ nước.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Phát hiện mới của các nhà thiên văn học chỉ ra một nhóm hành tinh khí khổng lồ ngoài hệ Mặt Trời được bao phủ bởi những đám mây trữ nước. VnExpress dẫn theo UPI, những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời mang tên sao Mộc nóng không khô cằn như phân tích trước đây. Dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer chỉ ra nước có thể ẩn trong những đám mây dày bao quanh các hành tinh khí gas khổng lồ giống sao Mộc nhưng nóng hơn. Phát hiện được công bố hôm qua trên tạp chí Nature.

Nghiên cứu các dấu hiệu của năng lượng Mặt Trời phân tán lưu lại khi những hành tinh đi ngang qua ngôi sao mẹ không phải nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng nhờ kết hợp quan sát từ kính Hubble và Spitzer, các nhà thiên văn học có thể hiểu chính xác hơn về mỗi hành tinh ngoài hệ Mặt Trời và bầu khí quyển của chúng.

"Tôi thực sự rất xúc động khi trông thấy nhóm hành tinh này, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi có đủ thông tin bước sóng để có thể so sánh những đặc trưng khác nhau giữa các hành tinh. Chúng tôi phát hiện bầu khí quyển của chúng phong phú hơn nhiều so với dự đoán", David Sing, nhà thiên văn học tại Đại học Exeter, Anh, chia sẻ.

Nhóm hành tinh khí khổng lồ được gọi là sao Mộc nóng. Ảnh: ESA/Hubble/NASA

Nhóm hành tinh khí khổng lồ được gọi là sao Mộc nóng. Ảnh: ESA/Hubble/NASA

Sing và đồng nghiệp nhận thấy có mối tương quan giữa các hành tinh và mây mù. Trong khi những hành tinh không mây cho thấy bằng chứng về nước, các hành tinh không thể hiện dấu hiệu của nước thường có khí quyển đầy sương mù.

"Nói cách khác, các hành tinh hình thành trong môi trường bị mất nước. Điều này buộc chúng ta phải xét lại hoàn toàn giả thuyết hiện nay về cách hành tinh ra đời. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi bác bỏ giả thuyết về môi trường khô cằn, và chỉ ra những đám mây đã ẩn giấu nước khỏi tầm quan sát", Jonathan Fortney, nhà khoa học ở Đại học California, Santa Cruz, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Trước đây, các nhà khoa học cũng phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời, Gliese 1214b, cách Trái Đất không xa được bao phủ bởi một bầu không khí có nhiều nước ở trạng thái plasma, trạng thái thứ tư của vật chất (các trạng thái khác là rắn, lỏng, khí). Gliese 1214b được dự án MEarth phát hiện khi họ theo dõi hơn 2.000 ngôi sao có khối lượng thấp để tìm kiếm các hành tinh. Nằm trong chòm sao Ophiuchus, Gliese 1214b cách Hệ Mặt trời 40 năm ánh sáng.

Nước thường được xem là một thành phần cần thiết cho sự sống nhưng Gliese 1214b không thể sinh sống được. Mặc dù hơi nước có thể tồn tại trong không khí, nhưng nước ở dạng lỏng sẽ không tồn tại trên bề mặt của hành tinh này. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng hành tinh này thích hợp cho sự sống. Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục nghiên cứu hành tinh này với các quan sát quang phổ ở bước sóng nhìn thấy được, ghi nhận trên Dân Việt.

Nguyễn Thùy (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang