Quảng Ngãi xử phạt các cá nhân có hành vi nhập lậu đường
Phát triển mạng lưới trạm sạc xe điện dọc các trục cao tốc đường bộ
Gia hạn thời hạn rà soát nhà xuất khẩu đường mía
Công ty TNHH Y dược cổ truyền Dược Minh Quang Đường kinh doanh TPCN không rõ nguồn gốc
Quyết định xử phạt mà UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành đối với tài xế Võ Ngọc Chính (35 tuổi, thôn Lộc Đông, xã Hòa Thành, thị xã Đông Hòa, Phú Yên) số tiền 90 triệu đồng về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đồng thời, phạt bổ sung buộc tài xế Võ Ngọc Chính phải nộp vào ngân sách hơn 407 triệu đồng, tương đương với giá trị phương tiện vi phạm hành chính quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; hoạt động thương mại, sản xuất mua bán hàng giả, hàng cấm...
Trước đó trong lúc tuần tra, kiểm soát trên quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi), cảnh sát giao thông Quảng Ngãi phát hiện xe đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc có dấu hiệu khả nghi nên dừng xe kiểm tra. Quá trình kiểm tra hành chính, cảnh sát giao thông phát hiện trên xe có lô đường cát trắng đóng gói trong 640 bao tải có chữ nước ngoài.
Tương tự, liên quan tới hành vi kinh doanh đường kính nhập lậu, mới đây UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một người phụ nữ trú tại tỉnh Quảng Trị do có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu gồm 84 bao đường loại 50kg một bao, nhãn hiệu Erawan sugar do Thái Lan sản xuất. Theo đó, người vi phạm là bà L.T.N.Y. (SN 1981, làm kinh doanh, sống ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). Số đường này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định. Trên bao bì có in ngày sản xuất 6/2023, không có hạn sử dụng. Tổng khối lượng 4.200kg, trị giá 90,3 triệu đồng.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia sức khỏe, đường lậu trong quá trình vận chuyển, sang chiết sẽ không tránh khỏi việc nhiễm những tạp chất có hại. Chưa kể, các thương lái buôn đường lậu còn trộn lẫn các loại đường khác nhau, kể cả đường hết hạn sử dụng; sử dụng phẩm màu công nghiệp để “nhuộm” đường nhằm trục lợi trên giá thành. Nên dù có được “nguỵ trang” trong các bao bì bắt mắt, đường lậu vẫn chứa rất nhiều mối nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng.
Để đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm đường của mình và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, các doanh nghiệp sản xuất đường uy tín trong nước phải bỏ ra nhiều chi phí cho quá trình sản xuất, từ các tiêu chuẩn về hóa lý, màu sắc, đến bao bì, nhãn hiệu,... Trong khi đó, đường lậu kém chất lượng dưới sự tiếp tay của các thương lái ham lợi ích vẫn được tuồn ra thị trường và ngang nhiên bày bán tại các điểm bán, khiến người tiêu dùng dù có cảnh giác cũng không tránh khỏi lúng túng, mua nhầm.
An Dương (T/h)