Sở hữu trí tuệ trong TPP: Làm thế nào doanh nghiệp 'không bỏ lỡ chuyến tàu'?

author 10:18 20/04/2016

(VietQ.vn) - Làm thế nào để doanh nghiệp Việt "không bỏ lỡ chuyến tàu" đang là vấn đề đặt ra với cơ quan chức năng và doanh nghiệp khi cam kết TPP đã đến rồi.

Sự kiện: SỞ HỮU TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Đây là mối quan tâm hàng đầu của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công An; Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI); các công ty tư vấn luật; các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp nói chung.

Hơn bao giờ hết, các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trở nên rất nóng bỏng đối với nền kinh tế Việt Nam. Các nước đối tác và các tổ chức nước ngoài đánh giá cao các cơ hội mà Việt Nam có thể nhận được khi tham gia vào TPP. Bản thân các cơ quan chức năng Việt Nam cũng thấy được các cơ hội có thể nhận được. Nhưng để biến các cam kết và sân chơi "màu mỡ" của TPP thành hiện thực với nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là với cộng đồng doanh nghiệp lại là bài toán nan giải. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng, nếu đi lệch với các cam kết, chắc chắn chúng ta sẽ "lãnh đủ" hoặc bị "cắt dây" khi vào thị trường và chuyến tàu TPP vẫn cứ chạy, còn doanh nghiệp Việt sẽ lỡ chuyến.

Ông Trần Minh Dũng - Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại Tọa đàm

Ông Trần Minh Dũng - Chánh Thanh tra Bộ KH&CN cho rằng, thực thi quyền SHTT trong TPP đặc biệt quan trọng, các doanh nghiệp cần phải lưu tâm.

Điều đó cũng là một trong các nội dung chính của buổi Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), VCCI phối hợp với và Liên minh Phần mềm (BSA) tổ chức sáng 20/4 tại Hà Nội.

TPP được nhìn nhận là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, trong đó đề cao vai trò của quyền sở hữu trí tuệ. Phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm, Chánh Thanh tra Bộ KH&CN, ông Trần Minh Dũng cho rằng, Việt Nam đã tham gia ký kết TPP bao gồm 12 nước thành viên. TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao phủ 43% dân số toàn cầu, chiếm 26% lượng hàng hóa trung chuyển trên toàn thế giới. Ước tính các nước thành viên sẽ có tăng trưởng kinh tế 8 – 10% trong năm 2020. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt quan trọng trong TPP.

Hội thảo thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ các bộ Khoa học Công nghệ, Công An, Công Thương, VCCI, BSA và đông đảo cộng đồng doanh nghiệpTọa đàm thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ các bộ Khoa học Công nghệ, Công An, Công Thương, VCCI, BSA và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp

“Sở hữu trí tuệ không chỉ là tài sản vô hình mà còn là công cụ pháp lý giúp doanh nghiệp khởi sự cả ở môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Các sản phẩm phần mềm, sản phẩm công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp, sản xuất dược phẩm… đang từng giờ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện và nâng cao hơn hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do đó, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chính phủ, sự đóng góp của các chủ thế quyền vô cùng quan trọng”, ông Trần Minh Dũng nói.

Nhìn nhận về năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ, ông Trần Minh Dũng cho hay, thời gian qua, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc xử lý còn nhiều thách thức khi các hành vi xâm phạm ngày càng gia tăng và phức tạp. Bộ KH&CN đã hoàn thiện các văn bản pháp luật trình chính phủ phê duyệt, hy vọng các tổ chức, doanh nghiệp tích cực hợp tác cùng cơ quan chức năng thực thi các quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ.

TS Phạm Thị Thu Hằng - Tổng thư ký VCCI phát biểu tại tọa đàmTS Phạm Thị Thu Hằng - Tổng thư ký VCCI phát biểu tại tọa đàm

Trong quá trình đàm phán và thực hiện TPP, vấn đề sở hữu trí tuệ được nêu lên rất nhiều lần chứng tỏ tầm quan trọng của nội dung này. Vậy, làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam không bỏ lỡ chuyến tàu của các Hiệp định Thương mại Tự do FTA, trong đó có TPP?

TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI cho rằng, khi tham gia đàm phán TPP, có câu hỏi đặt ra rất lớn cho Việt Nam là: Tại sao Việt Nam có trình độ phát triển gần như thấp nhất trong 12 nước nhưng vẫn quyết tâm tham gia được Hiệp định. Khi trao đổi với chúng tôi, nhiều đại diện trong đoàn đàm phán nói rằng, do các đại diện các nước tin tưởng vào quyết tâm chính trị của Việt Nam. Do đó, đây cũng là một thử thách lớn, nếu Việt Nam vượt qua được thì sẽ có bước tiến trong thời gian tới.

Quang cảnh buổi tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền SHTT trong TPPQuang cảnh buổi tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề thực thi quyền SHTT trong TPP

Về vai trò của doanh nghiệp trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong TPP, bà Phạm Thị Thu Hằng cho rằng, vấn đề chính là các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ rằng, làm thế nào để tận dụng đầy đủ cơ hội, vượt qua thách thức. “Trong tất cả các vấn đề của TPP, sở hữu trí tuệ là vấn đề Việt Nam phải đối mặt, nếu không nhận thức đầy đủ, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, rất nhiều vấn đề về sở hữu trí tuệ mà hiện nay các doanh nghiệp gần như không biết. Chính vì thế câu chuyện nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng. Nếu vô tình vi phạm vào thì lỗi là chính của chúng ta chứ không ai khác”, bà Phạm Thị Thu Hằng nói.

>> Hiệp định TPP: Hàng loạt tiêu chuẩn cao sẽ đi vào thực tiễn ở Việt Nam

Nguyễn Nam - Thu Hoài

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang